--> -->

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - một đời tận hiến vì Tổ quốc và nhân dân

Đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ trần là một tổn thất lớn lao đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Treo cờ rủ, ngừng hoạt động vui chơi trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Dấu ấn của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - một đời tận hiến vì Tổ quốc và nhân dân
Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp gỡ tài năng trẻ trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, nghệ thuật và thể thao (Hà Nội, 23/1/2000). (Ảnh TTXVN)

Đối với tôi, đó là mất mát một người anh, một người đồng chí suốt mấy chục năm gắn bó trên con đường cách mạng.

Anh Trần Đức Lương thuộc thế hệ trí thức đầu tiên được Đảng rèn luyện, đào tạo. Từ một kỹ sư địa chất, anh trưởng thành qua thực tiễn cách mạng, để rồi bước vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của đất nước bằng chính tài năng, nhân cách và bản lĩnh vững vàng của mình.

Trong ký ức của tôi, anh Trần Đức Lương là người giản dị mà sâu sắc, nghiêm khắc mà hiền hậu; có tư duy sắc sảo, có sự quyết liệt của một nhà lãnh đạo, có chiều sâu trí tuệ cùng sự nghiêm túc của một nhà khoa học.

Trong ký ức của tôi, anh Trần Đức Lương là người giản dị mà sâu sắc, nghiêm khắc mà hiền hậu; có tư duy sắc sảo, có sự quyết liệt của một nhà lãnh đạo, có chiều sâu trí tuệ cùng sự nghiêm túc của một nhà khoa học.

Tôi làm Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé khi vùng đất này đang còn ở thời kỳ rất nhiều gian khó. Trước yêu cầu bức thiết của cuộc sống người dân, tập thể lãnh đạo tỉnh đã đề xuất chủ trương chia đất hoang hóa, đất rừng nghèo cho dân canh tác.

Khi báo cáo ra Trung ương, đề xuất đó lúc đầu còn có nhiều ý kiến băn khoăn. Anh Trần Đức Lương cùng anh Nguyễn Công Tạn, khi ấy đang là Phó Thủ tướng, được Thủ tướng Chính phủ cử nhiều lần trực tiếp vào Sông Bé, lắng nghe ý kiến, nhìn nhận rõ thực tế, đi tới sự đồng thuận.

Các anh là người thay mặt Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ các rào cản, để chính sách đó sớm được triển khai, để hàng ngàn hộ dân được giao đất, ổn định đời sống, tạo đà cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Sự ủng hộ đó khi ấy là không chỉ mang tính điều hành, mà còn thể hiện sự thấu hiểu thực tiễn và tấm lòng vì dân.

Cũng thời kỳ ở Sông Bé, tôi đã trăn trở, nơi này khi làm cách mạng thì dân đánh giặc giữ đất, hy sinh xương máu không tiếc, mà sao hòa bình rồi mãi chưa hết nghèo. Từ trăn trở đó, lãnh đạo địa phương đã khởi xướng mô hình khu công nghiệp tập trung - một khái niệm còn mới.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp và sát sao của Phó Thủ tướng Trần Đức Lương, mọi nút thắt được tháo gỡ, các khu công nghiệp dần hình thành, tạo đà vững chắc để sau này Bình Dương vươn lên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước. Đó là minh chứng cho tầm nhìn chiến lược của một nhà lãnh đạo luôn vì sự phát triển của đất nước.

Khi tôi về với thành phố mang tên Bác nhận nhiệm vụ Bí thư Thành ủy, lúc này anh Trần Đức Lương đã ở cương vị Chủ tịch nước, thường xuyên trực tiếp vào thăm và có những chỉ đạo sát với thực tế nhằm có những sáng tạo đột phá phát triển thành phố.

Trong các cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố, anh luôn gần gũi, lắng nghe và có những chỉ đạo sát sao. Việc Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai Khu công nghệ cao - một ý tưởng mới mẻ lúc đó, cũng một phần nhờ vào sự ủng hộ rất quan trọng của Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Đó là sự ủng hộ của một nhà khoa học làm quản lý nhà nước, có chiều sâu trí tuệ, dám nghĩ, dám làm.

Năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Thành phố Anh hùng thời kỳ đổi mới. Tôi lại có dịp làm việc cùng Chủ tịch nước nhiều lần, nhận sự chỉ đạo hết sức tỉ mỉ, trách nhiệm từ anh để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại đó.

Nụ cười rạng rỡ tự hào của đồng chí đồng bào Thành phố mang tên Bác ngày ấy, vẫn ghi dấu trong tôi đến bây giờ.

Anh Trần Đức Lương nắm giữ trọng trách Chủ tịch nước trong giai đoạn đất nước chuyển mình, tăng tốc quá trình hội nhập, khẳng định vị thế trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa.

Trên cương vị này, anh luôn thể hiện một hình ảnh Việt Nam đổi mới, hòa bình, hợp tác và phát triển, thúc đẩy gia nhập ASEAN, chuẩn bị vững chắc và chứng kiến tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Có thể khẳng định, anh Trần Đức Lương là người đã góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thông qua nhiều chuyến thăm cấp cao, các cuộc tiếp xúc lãnh đạo các nước. Phong thái điềm đạm, tư duy vững vàng, mềm mại nhưng kiên định của anh đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế, góp phần khẳng định hình ảnh một Việt Nam đổi mới, hội nhập và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Năm 1997, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Đây là sự kiện đối ngoại có quy mô lớn mà chúng ta đăng cai tổ chức kể từ sau đổi mới, đồng thời cũng là lần đầu tiên một quốc gia châu Á chủ trì một hội nghị cấp cao của Cộng đồng Pháp ngữ.

Tại hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đọc diễn văn khai mạc bằng tiếng Pháp, gây bất ngờ lớn cho đại diện cấp cao của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong cộng đồng Pháp ngữ, trong đó có 35 nguyên thủ. Điều này như một thông điệp nhấn mạnh thiện chí và cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác đa phương, đồng thời là một dấu ấn ngoại giao quan trọng, thể hiện trình độ ngoại giao cấp cao của ta trong thời điểm hội nhập, thể hiện bản lĩnh, sự tự tin và vị thế của Việt Nam trong thời điểm cần thiết đó.

Tổng thống Pháp Jacques Chirac lúc đó tham dự Hội nghị đã đánh giá cao và gọi Việt Nam là biểu tượng của sự hội nhập.

Hẳn chúng ta còn nhớ chuyến thăm chính thức tới nước ta của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton năm 2000, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm kể từ sau chiến tranh. Cuộc gặp lịch sử này có thể ví như con tàu phá băng, đưa những nồng ấm đầu tiên vào quan hệ hai nước sau nhiều gián đoạn, đánh dấu bước bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa hai nước.

Tổng thống Bill Clinton lúc đó đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, và đặc biệt cảm phục phong thái ôn hòa nhưng kiên định của Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Chính tinh thần đó, phong thái đó thể hiện trong những sự kiện mang tính bước ngoặt, đã góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong thời điểm hội nhập.

Có thể ví, những thành tựu về công tác đối ngoại của đất nước trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước của anh Trần Đức Lương như một dòng sông đã khai mở, và tôi là người kế nhiệm, tiếp tục nhiệm vụ cùng tập thể lãnh đạo đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn.

Với vai trò Chủ tịch nước, anh Trần Đức Lương luôn coi trọng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chú trọng phát huy dân chủ gắn với giữ vững kỷ cương, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Khi Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, đã phân công anh làm Trưởng ban. Với nhiệm vụ quan trọng này, anh đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, hết sức quan tâm chỉ đạo kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật, nâng tầm của công tác tư pháp, đáp ứng yêu cầu của Đảng và nhân dân giao cho công tác tư pháp.

Kết quả sau 5 năm đầu tiên thực hiện cải cách tư pháp, tình hình đã có sự thay đổi rõ rệt, công tác tư pháp ngày càng được chú trọng, luật pháp càng ngày càng được tăng cường, các cơ quan pháp luật ngày càng hoàn thiện, vững mạnh. Điều vui mừng nhất, là người dân ngày càng có ý thức tuân thủ pháp luật, việc giáo dục ý thức pháp luật của người dân được nâng cao và đi vào nền nếp.

Anh còn có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực thi đua-khen thưởng, đặc xá, những chính sách thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo, vì con người, vì sự tiến bộ của xã hội. Anh thường nhấn mạnh: Thi đua phải thực chất, khen thưởng phải công minh, đặc xá phải mang lại cơ hội làm lại cuộc đời cho người biết hối cải.

Chủ tịch nước được coi là biểu trưng của một đất nước, phải mẫu mực, liêm chính, gần dân, hiểu dân, vì dân, được dân thương, dân kính, và anh Trần Đức Lương là một biểu trưng đẹp đẽ trong mắt nhân dân ta cũng như bạn bè quốc tế. Anh em, đồng chí từng được làm việc, gần gũi anh đều nhớ về một nhà lãnh đạo có tầm vóc, một nhà khoa học trí tuệ, một tấm gương giản dị, trong sáng.

Anh đã ra đi, lặng lẽ như chính cách sống khiêm nhường của mình, để lại niềm tiếc thương trong lòng đồng chí, đồng bào, và cả sự kính trọng của bạn bè quốc tế. Sự nghiệp và nhân cách của anh sẽ mãi là hình ảnh cao đẹp của phẩm giá người cán bộ cách mạng, sẽ mãi là ngọn lửa âm thầm mà bền bỉ, truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp bước trên con đường phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Theo nhandan.vn

https://nhandan.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-tran-duc-luong-mot-doi-tan-hien-vi-to-quoc-va-nhan-dan-post881970.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Công an phường Từ Liêm, Hà Nội, cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,5 triệu đồng đối với người phụ nữ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên đường Phạm Hùng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Vào lúc 02h00 ngày 10/7, làng túc cầu thế giới sẽ dồn mọi ánh mắt về trận đấu bán kết được mong chờ nhất tại FIFA Club World Cup 2025 giữa hai ông lớn PSG và Real Madrid. Đây không chỉ là một cuộc đối đầu mang tính chất loại trực tiếp mà còn là trận chiến khẳng định vị thế giữa nhà đương kim vô địch UEFA Champions League và đội bóng giàu truyền thống nhất lịch sử giải đấu này.

Tin khác

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với rất nhiều thay đổi, người dân cần nắm rõ để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Nhấn mạnh, vừa qua với việc triển khai một số dự án đường sắt đô thị, có lẽ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tốt hơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, nếu sắp tới chúng ta bỏ ra gần 70 tỷ USD (tổng vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) mà chỉ được công trình như tuyến đường sắt đô thị ở 2 thành phố lớn, thì người dân phấn khởi, nhưng vẫn chưa thành công.
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động