--> -->

Nguồn vốn tín dụng tiếp thêm sức mạnh cho các hộ nghèo

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chăm lo công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn luôn được huyện Thanh Trì quan tâm. Chính vì vậy, ngay sau khi Nghị định số 78/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được ban hành, Thanh Trì đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp để đưa Nghị định vào cuộc sống.
Hà Nội: Nguồn vốn tín dụng qua Ngân hàng Chính sách sẽ góp phần tạo việc làm ổn định cho 31.000 lao động/năm Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đảm bảo an sinh đến từng địa phương

Xã Tân Triều là một điểm sáng trong thực hiện hoạt động ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện. Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền xã Tân Triều đã nhận thức rõ về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng CSXH thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, nhất là về địa điểm, thời gian đối với các buổi làm việc tại điểm giao dịch xã.

Ông Hoàng Trọng Đức Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Triều cho biết, Ủy ban nhân dân xã Tân Triều bố trí 1 điểm giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm... phục vụ các đối tượng ngay tại xã vào ngày 18 hàng tháng. Chính sự thuận lợi về phương thức vay vốn, lãi suất ưu đãi, đã khiến hoạt động tín dụng chính sách là điểm tựa cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Nguồn vốn tín dụng tiếp thêm sức mạnh cho các hộ nghèo
Hội Nông dân huyện Thanh Trì giải ngân vốn vay tín dụng cho nông dân làm kinh tế

Với mục đích giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, bà Cao Thị Bích Yên (thôn Triều Khúc, xã Tân Triều) có nhu cầu vay nguồn giải quyết việc làm để sản xuất chỉ may mặc. Bà Cao Thị Bích Yên đã được Tổ Tiết kiệm và vay vốn họp bình xét về việc vay vốn dưới sự giám sát của Hội Nông dân xã, Trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã phê duyệt danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn, gia đình bà đã được vay vốn để phát triển kinh tế.

Mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Nguyễn Thế Châu (thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai) đã được Ngân hàng CSXH huyện hỗ trợ nhiều kỳ vay vốn để phát triển kinh tế trang trại. Sau một thời gian dài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đến nay, mô hình vườn - ao - chuồng của ông Châu đã cho thu nhập ổn định, sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu lãi khoảng 500 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 2-3 lao động nông nhàn tại địa phương.

Đối với làng nghề truyền thống Tranh Khúc, xã Duyên Hà chuyên sản xuất bánh chưng, bánh dày, trong những năm gần đây, kinh tế ngày một phát triển do nhu cầu sử dụng bánh ngày càng tăng cao. Trước đây, bánh chưng chỉ xuất hiện trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nhưng giờ đây, bánh chưng, bánh dày được xuất hiện hàng ngày khắp nơi trên phố thị, trong những mâm cỗ, tiệc quanh năm,... Nhờ vậy, đời sống của nhân dân làng nghề được phát triển.

Để phát triển kinh tế được như ngày hôm nay, nguồn vốn vay ưu đãi luôn đồng hành cùng bà con. Tổng số vốn tín dụng chính sách của hội viên hội phụ nữ thôn Tranh Khúc đang vay là 4,5 tỷ đồng. Nhiều gia đình vay vốn tín dụng chính sách làm bánh chưng, bánh dày trong thôn đã có cuộc sống ổn định, khá giả.

Trong đó, phải kể đến gia đình chị Trần Linh Anh, thôn Văn Uyên được bình xét vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện. Với số tiền đó, chị đã mua sắm dụng cụ, nguyên liệu cần thiết để làm bánh chưng, bánh dày. Lúc đầu chưa có mối bán hàng, chị Linh Anh chỉ làm ít vào những ngày lễ, tết, rằm, mùng 1 hàng tháng để mang ra chợ bán. Qua thời gian, mối hàng của gia đình chị ngày càng nhiều. Hiện nay, ngày thường, mỗi ngày chị Linh Anh làm khoảng 50 chiếc bánh, vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, mỗi ngày chị làm khoảng 205 chiếc bánh. Trung bình mỗi tháng chị thu nhập khoảng trên chục triệu đồng. Với số tiền thu được hàng tháng, chị đã yên tâm ổn định cuộc sống.

Chợ Quang là chợ lớn nhất của xã Thanh Liệt, nơi đây tập trung hơn 400 hộ sản xuất kinh doanh các mặt hàng từ quần áo, vải vóc đến thực phẩm tươi sống,… tạo thu nhập cao cho người kinh doanh tại đây. Ngày 31/3/2018, không may, chợ đã bị cháy đã thiêu rụi hơn 100 sạp hàng của các tiểu thương; tuy không gây thiệt hại về người nhưng ước tính đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng tài sản của các hộ kinh doanh.

Nguồn vốn tín dụng tiếp thêm sức mạnh cho các hộ nghèo
Vụ cháy Chợ Quang (xã Thanh Liệt) vào ngày 31/3/2018 khiến nhiều tiểu thương điêu đứng

Nhận được thông tin trên, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác sang Ngân hàng CSXH huyện năm 2018 là 500 triệu đồng để giúp cho các tiểu thương vay vốn khắc phụ hỏa hoạn. Cùng với nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đã được Ủy ban nhân dân huyện phân bổ đến xã Thanh Liệt.

Ngay sau thời điểm hỏa hoạn, Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, hội đoàn thể nhận ủy thác và giải ngân cho vay được 15 tiểu thương có hộ khẩu thường trú tại xã Thanh Liệt với số tiền 50 triệu đồng/hộ, tổng số tiền cho vay là 600 triệu đồng. Số tiền vay trên đến đúng thời điểm tiểu thương cần và đã phát huy hiệu quả được đồng vốn vay.

Thông qua nhận ủy thác của Hội nông dân xã Thanh Liệt, chị Lê Thị Ánh Hồng - thôn Nội là 1 trong những tiểu thương trong chợ Thanh Liệt được vay 50 triệu đồng vốn vay giải quyết việc làm, chị đã đầu tư sửa chữa và nhập hàng mới về bán. Đến nay, cửa hàng chị lại đầy ắp hàng hóa, mẫu mã phong phú, mang lại thu nhập ổn định cho chị từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách bên cạnh, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có vốn phát triển kinh tế, bên cạnh đó cũng có các chương trình vay vốn góp phần đảm bảo an sinh xã hội như cho vay học sinh sinh viên có vốn đi học, không có cháu nào phải nghỉ học giữa chừng do không có tiền đi học; vốn vay giúp 181 hộ nghèo xây sửa nhà, 34 hộ có thu nhập có cơ hội mua, sở hữu nhà của riêng mình, giúp an cư lạc nghiệp.

Tiếp thêm sức mạnh cho các hộ nghèo

Có thể khẳng định vốn tín dụng chính sách đã vươn dài cánh tay tiếp thêm sức mạnh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng với việc lồng ghép vai trò chính quyền địa phương trên tất cả phương diện người cung ứng vốn, hỗ trợ người dân tạo dựng sinh kế và giám sát hiệu quả nguồn vốn vay.

Trong 20 năm, Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm đến tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hàng năm đều bổ sung nguồn vốn cho vay. Tính đến 15/6/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Thanh Trì đã đạt 445.993 triệu đồng, tăng 435.812 triệu đồng (gấp 44 lần) so với thời điểm Nghị định số 78/NĐ-CP được ban hành, tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn bình quân là 21%/năm. Trong đó nguồn vốn cân đối từ Trung ương 252,7 tỷ đồng, chiếm 57% tổng nguồn vốn; nguồn vốn nhận ủy thác từ thành phố Hà Nội là 182,5 tỷ đồng chiếm 41% tổng nguồn vốn, nguồn vốn nhận ủy thác tại Huyện là 10,4 tỷ đồng, chiếm 2% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn tín dụng tiếp thêm sức mạnh cho các hộ nghèo
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cùng Ngân hàng CSXH đã nỗ lực triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân vay vốn, xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế

Đặc biệt, từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành, từ năm 2015, hàng năm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đều đưa vào Nghị quyết Hội đồng nhân dân về việc bố trí bổ sung nguồn ngân sách huyện ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Đến 15/6/2022, tổng nguồn vốn ngân sách huyện bổ sung quỹ cho vay của Ngân hàng CSXH huyện là 10,4 tỷ đồng, trung bình mỗi năm huyện bổ sung vốn cho Ngân hàng CSXH là 1,2 tỷ đồng. Đồng vốn tín dụng tín dụng chính sách đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc cho hộ có hoàn cảnh khó khăn trong suốt những năm qua đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì. Là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện trở thành quận đến năm 2025 theo hướng giàu đẹp, văn minh.

Tính từ năm 2003 đến nay, thông qua các nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã cùng các cấp, ngành ở địa phương nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện. Đến cuối năm 2021, số hộ nghèo trên địa bàn còn là 21 hộ, chiếm 0,02% số hộ trên địa bàn và giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tự lực vươn lên; tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn; xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi cơ bản nhận thức từ việc cấp không, cho không sang vay vốn có hoàn trả, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng vốn.

Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cho biết: Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân; bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng từng thời kỳ của huyện.

Trong thời gian tới, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện, các phòng, ban có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi công khai, kịp thời để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và các đối tượng chính sách được vay vốn; góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của các cấp, các ngành và của toàn thể mọi tầng lớp nhân dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Bảo Thoa

Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Chính sách miễn học phí cho học sinh công lập các cấp đã đem đến niềm vui cho đông đảo công nhân, người lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tiếp bước cho học sinh đến trường, công nhân lao động thêm vững tâm gắn bó với công việc.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.

Tin khác

"Điểm tựa tương lai" vững chắc cho người dân Thủ đô

"Điểm tựa tương lai" vững chắc cho người dân Thủ đô

Hình ảnh những cán bộ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I len lỏi đến các khu dân cư, chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô nhiệt tình tư vấn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân đã trở thành điểm nhấn đặc biệt. Với chủ đề “BHXH - An tâm cho mọi gia đình”, chiến dịch tuyên truyền sâu rộng này không chỉ mang thông tin về chính sách an sinh xã hội đến gần hơn với người dân, mà còn khơi dậy ý thức chủ động tham gia, xây dựng "của để dành" an toàn cho tương lai.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định những đối tượng sau thuộc trường hợp được nhận trợ cấp tuất hằng tháng.
Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, lao động nữ khi sinh con và mang thai hộ có đủ điều kiện quy định thì được trợ cấp một lần khi sinh con.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Từ 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới về việc thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, chính thức áp dụng từ ngày 15/6 tới đây.
Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) đã bổ sung thêm về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được hưởng trợ cấp ốm đau so với quy định tại Luật BHXH năm 2014.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Bộ Công an đã ban hành Hướng dẫn số 08/HD-BCA-V03 ngày 17/2/2025, phân cấp cho Công an cấp xã tiếp nhận và giải quyết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Điều này giúp người dân thực hiện các thủ tục ngay tại địa phương, thay vì phải đến công an cấp huyện như trước đây.
Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động trên cả nước sẽ tiếp tục được nghỉ 4 ngày liên tiếp nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay. Theo thông báo mới nhất từ Bộ Nội vụ, kỳ nghỉ sẽ kéo dài từ thứ Bảy ngày 30/8 đến hết thứ Ba ngày 2/9/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động