--> -->

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Vỉa hè - không gian công cộng bị "xẻ thịt"

Bất kể giờ nào trong ngày, tại phố Nguyễn Phan Chánh, Linh Đàm (quận Hoàng Mai) phần lớn vỉa hè bị lấn chiếm làm bãi đỗ xe máy, quán cà phê và hàng ăn sáng. Người đi bộ buộc phải tràn xuống lòng đường, len lỏi giữa dòng xe cộ tấp nập. Cảnh tương tự có thể thấy ở các tuyến phố như Nguyễn Thị Định, Hoàng Đạo Thúy, Dịch Vọng, Trần Nhân Tông... nơi vỉa hè gần như không còn đúng nghĩa là không gian dành cho người đi bộ.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?
Vỉa hè bị chiếm dụng ở nhiều tuyến phố tại Hà Nội. Ảnh minh họa.

Điều đáng nói là hiện tượng này không phải mới, mà đã kéo dài suốt nhiều năm qua, bất chấp các chiến dịch ra quân rầm rộ của chính quyền địa phương. "Mỗi lần báo chí phản ánh, hay lãnh đạo đi kiểm tra, các hộ kinh doanh sẽ dẹp tạm thời, nhưng chỉ vài ngày sau là lại bày bàn ghế, xe cộ ra như cũ", chị Thúy Hằng (người dân ở phố Hào Nam cho biết).

Khu vực phố cổ chật hẹp với những ngôi nhà ống san sát, thiếu thốn không gian bên trong, khiến việc kinh doanh buôn bán "tràn" ra vỉa hè trở thành điều tất yếu từ bao đời nay. Khảo sát của phóng viên cho thấy, một số tuyến phố trung tâm như Lý Quốc Sư, Đào Duy Từ, Tạ Hiện, Hàng Buồm (Hoàn Kiếm) ban ngày vỉa hè để xe, tối đến bày bàn ghế bán đồ ăn đêm. Mỗi cuối tuần, khi người dân đổ về phố đi bộ, một số người dân bán hàng nước, quán cóc ven đường còn tổ chức trông, giữ xe nhưng không có vé.

Có thể thấy, tại hầu hết các tuyến phố ở Thủ đô, vỉa hè trở thành "đất vàng" cho mọi hoạt động. Hàng quán chiếm dụng toàn bộ vỉa hè để đặt bàn, ghế; cửa hàng thời trang, giày dép bày la liệt sản phẩm; quán cà phê, trà chanh kê san sát hàng chục bộ bàn ghế; các công ty dùng vỉa hè làm nơi đỗ xe cho nhân viên; thậm chí việc sửa chữa nhà cửa, tập kết vật liệu xây dựng cũng diễn ra trên vỉa hè, lòng đường... Không chỉ là vấn đề trật tự, việc vỉa hè bị lấn chiếm còn kéo theo nhiều hệ quả xã hội. Có thể kể đến như: Mất an toàn giao thông. Người đi bộ, đặc biệt là người già, trẻ em, người khuyết tật buộc phải đi xuống lòng đường, nơi xe máy, ô tô di chuyển với tốc độ cao, gây nguy cơ tai nạn lớn.

Những đợt ra quân và vòng luẩn quẩn tái diễn

Nhận thức rõ sự nghiêm trọng của vấn đề, chính quyền Hà Nội đã không ít lần phát động các đợt cao điểm, chiến dịch chấn chỉnh trật tự đô thị, tập trung vào vỉa hè. Các quận nội thành, đặc biệt là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng... thường xuyên là trọng điểm của những đợt ra quân này. Lực lượng liên ngành, từ Công an, thanh tra giao thông đến trật tự đô thị, dân phòng được huy động để kiểm tra, xử phạt, thu giữ tang vật, dỡ bỏ các công trình vi phạm.

Tuy nhiên, giống như một quy luật bất thành văn, chỉ sau một thời gian ngắn khi các đợt cao điểm lắng xuống, tình trạng lấn chiếm lại đâu vào đấy, thậm chí còn bùng phát mạnh hơn. Những gánh hàng rong lại xuất hiện, những dãy bàn ghế lại tràn ra vỉa hè, những chiếc xe lại vô tư đỗ sai quy định. Vòng luẩn quẩn "giành - lấn - tái chiếm" cứ thế lặp đi lặp lại, khiến "cuộc chiến" dường như không có hồi kết.

Sự tái diễn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mang tính hệ thống. Thứ nhất, lực lượng chức năng mỏng, không thể tuần tra, kiểm soát liên tục trên toàn bộ địa bàn rộng lớn và phức tạp của Hà Nội. Thứ hai, chế tài xử phạt, dù đã được tăng cường, vẫn chưa đủ sức răn đe đối với lợi ích kinh tế mà việc chiếm dụng vỉa hè mang lại. Thứ ba, các giải pháp mang tính hỗ trợ, chuyển đổi sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng chưa thực sự hiệu quả và đủ sức thuyết phục. Thứ tư, ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp, tâm lý đối phó, "nhờn luật" vẫn tồn tại phổ biến. Và cuối cùng, có lẽ không thể không nhắc đến đó là sự buông lỏng quản lý ở cấp cơ sở, thậm chí là tiêu cực, tiếp tay cho sai phạm là một rào cản không nhỏ.

Sở Xây dựng Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện Đề án quản lý, khai thác lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với các tuyến phố đủ điều kiện cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ. Thành phố dự kiến sẽ triển khai cho thuê vỉa hè, lòng đường tại hàng trăm tuyến phố. Đề án này thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận, bởi việc quản lý và khai thác lòng đường, vỉa hè của Thủ đô trong nhiều năm qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp căn cơ.

Các chuyên gia đô thị nhận định, để giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, Hà Nội cần một loạt giải pháp tổng thể. Phải xác định rõ tuyến phố nào được sử dụng một phần vỉa hè có thời hạn, tuyến phố nào phải tuyệt đối bảo vệ cho người đi bộ. Ưu tiên đầu tư các bãi đỗ ngầm, bãi đỗ nổi, áp dụng công nghệ tự động, kết nối dữ liệu giám sát. Tạo sinh kế thay thế cho người dân bị ảnh hưởng, hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho những người mưu sinh bằng vỉa hè. Công khai thông tin các vụ việc vi phạm, truy trách nhiệm quản lý nếu để tình trạng tồn tại kéo dài. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng...

Thiết nghĩ, giải quyết bài toán lấn chiếm vỉa hè không chỉ là việc của riêng chính quyền, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Một đô thị văn minh, hiện đại cần có không gian công cộng sạch đẹp, thông thoáng và công bằng.

Chỉ tính riêng trong tháng 4/2025, lực lượng Cảnh sát trật tự (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an Hà Nội) đã lập biên bản 7.520 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có 6.997 trường hợp vi phạm về “Sử dụng lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện không đúng quy định; các trường hợp đỗ, để xe trên vỉa hè trái quy định...”, 523 trường hợp vi phạm liên quan đến trật tự an toàn giao thông.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Chính sách miễn học phí cho học sinh công lập các cấp đã đem đến niềm vui cho đông đảo công nhân, người lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tiếp bước cho học sinh đến trường, công nhân lao động thêm vững tâm gắn bó với công việc.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.

Tin khác

Huyện Thanh Trì quyết liệt xử lý vi phạm đất đai

Huyện Thanh Trì quyết liệt xử lý vi phạm đất đai

Trước thực trạng vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp diễn biến phức tạp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã và đang triển khai các biện pháp xử lý nghiêm, triệt để theo đúng quy định pháp luật. Nhiều công trình vi phạm đã được tháo dỡ, trả lại nguyên trạng cho đất nông nghiệp, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong công tác quản lý, giữ gìn kỷ cương đô thị và tạo niềm tin trong nhân dân.
Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Tại tỉnh Bình Dương, một căn nhà nặng khoảng hơn 1.000 tấn vừa được các “thần đèn” di dời lùi về sau 40m so với vị trí ban đầu bằng hệ thống thuỷ lực và con lăn để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Động thái này thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc xử lý tận gốc những bất cập về hạ tầng, ý thức tham gia giao thông và cơ chế quản lý, hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh và hiện đại.
Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Trong lúc nấu sữa đậu nành để bán thì nồi hơi bị nổ khiến 2 người ở Đồng Nai lần lượt tử vong.
Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè”, phản ánh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn phường, lực lượng Công an phường đã tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Và câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Tình trạng vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là các hành vi như đỗ xe bừa bãi, chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh hoặc làm nơi trông giữ xe trái phép, đang trở thành vấn đề nhức nhối tại nhiều đô thị lớn, điển hình là Hà Nội. Những hành vi này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn, nhất là đối với người đi bộ và các phương tiện tham gia lưu thông.
Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Dịp Lễ 30/4 và 1/5 hằng năm luôn là giai đoạn cao điểm về giao thông trên cả nước nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng. Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) thông suốt, an toàn cho người dân trong dịp lễ quan trọng này.
Xem thêm
Phiên bản di động