-->

Người thân khóc nghẹn trong đám tang nhạc sĩ An Thuyên

Nỗi đau mất cha cùng nhiều ngày chuẩn bị cho tang lễ khiến Bông Mai lả đi vì kiệt sức. Lúc làm lễ truy điệu, vợ nhạc sĩ cùng con trai An Hiếu và nhiều người thân ôm chầm lấy nhau, nức nở xót xa.
An Thuyên - nhạc sĩ được phong tướng đầu tiên của làng nhạc Việt
Nhạc sĩ An Thuyên về với đất mẹ

Sáng 9/7, gia đình và đông đảo bạn bè, học trò tới đưa tiễn nhạc sĩ của những ca khúc nổi tiếng như Ca dao em và tôi, Hà Tĩnh mình thương, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác... Sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ An Thuyên ở tuổi 66 khiến nỗi đau lớn hơn với người thân. Họ cố giữ bình tĩnh để lo cho đám tang ông được chu toàn, dù không ít lần phải kìm nén tiếng nức nở.

Con gái nhạc sĩ - Bông Mai - mắt sưng húp trong đám tang. Khi nhận sự động viên, chia sẻ từ đồng nghiệp, học trò của cha, Bông Mai khóc nghẹn. Giữa buổi, người cô đau ê ẩm nên phải dán cao và đánh gió. Cô gục trên tay người thân vì lạnh. Một người bạn là bác sĩ Đông y túc trực bên cạnh chăm sóc, xoa tay, bóp trán cho Bông Mai. Phải một hồi lâu, con gái nhạc sĩ mới có thể hồi sức để ra ngoài cùng mọi người làm lễ truy điệu. Đứng cạnh gia đình trong lúc làm lễ, Bông Mai ôm con nhỏ, gục đầu, nhắm mắt khi những lời điếu văn vang lên tái hiện cuộc đời, con người nhạc sĩ An Thuyên.

Bông Mai chia sẻ cô ân hận vì trước khi cha mất còn để ông leo thang bộ lên phòng khám bệnh. Cô không lường được vì trước đó sức khỏe của nhạc sĩ vẫn bình thường, ông chỉ kêu đau ngực và nhờ con gái đưa đi khám tại Bệnh viện Quân y 108. Hai cha con chưa kịp nói với nhau lời tạm biệt sau cuối.

bong-mai-9657-1436418121.jpg
Bông Mai khóc nhiều trong đám tang bố. Cô thì thầm bên linh cữu nhạc sĩ trước khi quan tài được di chuyển ra xe đi chôn cất.

Sự nuối tiếc, ân hận cũng thể hiện rõ trong những dòng trạng thái của Bông Mai trên Facebook trước đó. Đêm qua, sau nhiều ngày chuẩn bị cho lễ tang, cô thức để "nhắn nhủ" với ông những lời cuối. Bông Mai chia sẻ cô đã liên tục gọi vào số điện thoại của cha chỉ mong ông nhấc máy, nói với cô một lời "Ba đi". "Con nhớ câu nói cuối cùng trên xe: 'Ba nhắm mắt nghỉ một tí ba ạ!'. Con chỉ nói một tí thôi nhưng sao ba lại không làm như thế? Ba chiều con lắm cơ mà? Lần cuối cùng con ôm lấy ba thật chặt sao ba vẫn để con lại như thế? Con giận lắm, nước mắt con chảy dài trên mặt. Con nghĩ đó là giận, nhưng giờ con hiểu đó là đau ba ạ", Bông Mai viết.

Con trai của nhạc sĩ - ca sĩ An Hiếu - tỏ ra mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho gia đình trong giờ phút đau buồn nhưng cũng không kìm được cảm xúc trong phút truy điệu. Thay mặt người nhà, An Hiếu bày tỏ: "Sự ra đi của ba vô cùng đột ngột. Mấy hôm cả nhà tràn ngập nỗi buồn. Từng phút, từng giây ai cũng đau lòng và sững sờ. Mất mát này không thể nào thay thế được".

An Hiếu tự hào vì mình có một người cha xuất sắc, được khán giả yêu thương, đón nhận. Anh hứa thay mặt cha chăm lo cho gia đình và tiếp tục sự nghiệp âm nhạc, dạy học của nhạc sĩ An Thuyên. "Tôi nghe văng vẳng bên tai lời ba nói: Ba yêu tha thiết cuộc đời này. Một ngày bằng mấy trăm năm, hỡi người". Ngay khi anh dứt lời, ca khúc Ca dao em và tôi vang lên. An Hiếu, Bông Mai cùng các thành viên gia đình ôm nhau khóc nức nở khi một người thân thốt lên "trời ơi", vì vẫn không tin được sự ra đi của nhạc sĩ.

Khi xe tiễn linh cữu đi, con gái nhạc sĩ đứng chết lặng tại nhà tang lễ. Cô không nói, nước mắt chảy giàn giụa. Những người thân tới ôm Bông Mai, cùng khóc. Trong đám tang, bà Ngô Huyền Lâm - vợ nhạc sĩ An Thuyên - tỏ ra kiên cường và ít khóc nhất. Lúc nhập quan cho nhạc sĩ, bà vừa ôm ngực vừa gọi tên ông. Vợ nhạc sĩ chưa tin được vào sự ra đi của chồng. Bà vẫn nghĩ ông chỉ đi công tác xa đâu đó.

TRB-5522.jpg
Bà Huyền Lâm (đeo kính) và các con cháu nhạc sĩ vỡ òa trong giờ phút truy điệu khi ca khúc "Ca dao em và tôi" vang lên. Sau những phút kìm nén, con trai An Hiếu (thứ ba từ trái sang) không thể ngừng nức nở.

Tới đưa tiễn nhạc sĩ An Thuyên là đông đảo anh em đồng nghiệp, những người bạn thân thiết, học trò và những người yêu mến ông. Tình cảm dành cho ông không chỉ dừng ở ngưỡng mộ tài năng mà còn là trân quý nhân cách sống giản dị, cái tâm cống hiến cho đời và cho âm nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên ở chung khu tập thể với gia đình An Thuyên. Ông bày tỏ: "Tôi quý An Thuyên ở chỗ ngoài tài năng và tác phẩm để lại cho đời, anh ấy rất có nhân cách, không bao giờ tự cao, khoe khoang, sống rất giản dị. Đến cuối đời còn xả thân cho mục đích nâng cao trình độ dân trí về âm nhạc". Phạm Tuyên kể gần đây khi nhiều người nói có ít ca khúc cho thiếu nhi, An Thuyên đã đứng ra tổ chức vận động mọi người sáng tác, dù bản thân ông không phải nhạc sĩ gắn với thể loại này.

Nhạc sĩ Lân Cường bộc bạch cách đây hai tuần ông gặp nhạc sĩ An Thuyên. Khi ấy nhạc sĩ vẫn khoẻ, cười nói bình thường. "Hồi còn sống, An Thuyên là người giản dị, gần gũi. Ai cậu ấy cũng đối xử như nhau, cả những người có chức vụ lớn đến người nhỏ. Điều quý trọng nhất ở An Thuyên là cậu ấy không bao giờ kể công khi làm điều gì đó tốt cho người đó. Đến học trò cậu ấy còn cho tiền để làm album", Lân Cường nói.

Nhạc sĩ Phú Quang ôm NSND Thanh Hoa - người đầu tiên hát những ca khúc như Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác... của An Thuyên trên sóng quốc gia - bên ngoài nhà tang lễ, chia sẻ với nhau sự mất mát.NSND Thu Hiền khóc nức nở từ khi bước chân vào nơi viếng. Bà không cầm được nước mắt, viết trong sổ tang: "Em gái nghẹn ngào tiễn biệt người anh thân yêu". Thu Hiền là ca sĩ thể hiện nhiều tác phẩm của nhạc sĩ An Thuyên nhất. Bà cho biết mình rất cảm kích và đã bày tỏ tất cả cảm xúc qua việc hát thật hay ca khúc của An Thuyên.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường mang vòng hoa do Trần Tiến gửi đến tang lễ. Ông viết: "Thuyên ơi, mình đến lần cuối với Thuyên đây. Mình mang vòng hoa Trần Tiến nhắn nhủ với dòng chữ 'Trần Tiến nhớ An Thuyên'... Thuyên ơi, bao dự định còn dang dở. Thuyên ơi".

Nhạc sĩ Anh Quân nhớ sự trẻ trung, gần gũi của tác giả Ca dao em và tôi. "Chú rất cởi mở nên không có khoảng cách với thế hệ trẻ. Khi nói chuyện, tôi không có cảm giác đang trò chuyện với ông già". Anh Quân cũng chơi thân với hai con nhạc sĩ - An Hiếu và Bông Mai - nên quý trọng nhạc sĩ An Thuyên như người nhà.

nhac-si-6176-1436418122.jpg
Di ảnh nhạc sĩ An Thuyên được đưa ra xe cùng linh cữu.

Trong dòng người viếng, ông Trương Nam Hải - một học trò 82 tuổi của nhạc sĩ - bùi ngùi chia sẻ: "50 năm trước tôi là học trò của An Thuyên. Hồi đó An Thuyên dạy lớp hát, chỉ huy nhạc. Tôi là học trò lớn tuổi nhất lớp, thường được An Thuyên tâm sự". Tuy đã chuyển ngành, không có điều kiện gặp gỡ nhạc sĩ, khi hay tin thầy mất, ông Hải cũng thu xếp đến đưa tiễn. Nghệ sĩ hài Chiến Thắng cũng là học trò của An Thuyên. Danh dài chia sẻ anh bắt xe bus lúc 5h sáng, đi từ Vĩnh Phúc để kịp tới viếng thầy.

Ca sĩ Hoài Nam - Sao Mai điểm hẹn - có dịp gần gũi gia đình nhạc sĩ An Thuyên lại bày tỏ sự trân trọng tình cảm mà nhạc sĩ dành cho vợ con. Hoài Nam kể có lần anh chứng kiến, cái bánh mì được bà Lâm chuẩn bị cho bữa sáng, đến trưa nhạc sĩ vẫn cố ăn hết vì không muốn phụ công vợ.

Trong dòng người tới viếng có những người đơn thuần yêu những ca khúc thắm đượm âm hưởng dân ca của An Thuyên. Một cô giáo 63 tuổi ở Hà Nội tâm sự: "Tôi hâm mộ âm nhạc của An Thuyên từ những năm tháng đại học. Những bài đầu tiên của nhạc sĩ khiến tôi lay động là Ca dao em và tôi rồi Neo đậu bến quê... Dù là người gốc Bắc, tôi vẫn si mê cái chất dân gian có bóng dáng của người Trung bộ trong các sáng tác của ông. Không chỉ âm nhạc tôi còn ngưỡng mộ bởi ông là một người bình dị. Chưa được gặp mặt nhưng qua sách báo những điều ấy thể hiện rõ con người ông". Người phụ nữ viếng xong không về ngay mà ngồi thẫn thờ bên ngoài nhà tang lễ.

Lễ viếng nhạc sĩ An Thuyên gói gọn trong buổi sáng. Khoảng 11h30, linh cữu ông được di chuyển ra xe để đưa về chôn cất tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hoà, Huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình). Tại đây, gia đình sẽ thực hiện nghi lễ phóng sinh chim, với nguyện vọng mong cho linh hồn nhạc sĩ được siêu thoát.

Nhạc sĩ An Thuyên là tác giả của những ca khúc gắn bó với nhiều người Việt như Ca dao em và tôi, Hà Tĩnh mình thương, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác... Ông sinh ngày 15/8/1949 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, nguyên là Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 5. Nhạc sĩ đột ngột qua đời do nhồi máu cơ tim cấp hôm 3/7, hưởng thọ 66 tuổi.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động