Người sưu tầm và bảo tàng đều bị “lừa”
Triển lãm mỹ thuật "Đồng dao mùa hạ": Trở về thiên nhiên |
- Ý kiến của ông thế nào về sự việc 15 bức tranh giả được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vừa qua?
- Sự việc đã được Hội đồng thẩm định quốc gia - gồm các nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, đặc biệt có sự tham gia của Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm và Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - đã khẳng định nên không còn gì để bình luận nữa.
Họa sĩ Ngô Thành Nhân. |
Vấn đề ở đây là, người sưu tập - ông Vũ Xuân Chung - đã bị “lừa” mua phải tranh giả mà không phân biệt được. Đến ngày cuối cùng, ông Chung vẫn tự tin khẳng định những tranh trong bộ sưu tập (BST) của mình là thật, vì chúng có đủ giấy tờ xác nhận. Hồ sơ mà ông Chung đưa ra có thể là giả mà ông không hề biết. Tôi cho rằng, nếu biết đó là tranh giả, thì ông Chung sẽ không mang trưng bày.
Về phía bảo tàng, cuộc triển lãm này chỉ là mang tác phẩm ra trưng bày chứ không có tính thương mại. Bảo tàng cũng chỉ là nạn nhân như ông Chung thôi. Nhưng bảo tàng cũng chưa thẩm định được tranh giả, tranh thật trước khi đưa ra trưng bày. Chuyện đáng bàn ở đây là tính chuyên nghiệp trong việc giám định các tác phẩm mỹ thuật.
- Ngay cả những người trong giới, những người sưu tập tranh, yêu tranh cũng không có đủ chuyên môn để phân biệt tranh giả, tranh thật, thì công chúng khó tránh khỏi mua phải tranh giả, tranh nhái. Theo ông, làm thế nào để nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc này?
- Theo tôi, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết về mỹ thuật, giá trị của những sáng tạo nghệ thuật của các danh họa Việt Nam cho các tác giả, nhà sưu tầm và công chúng. Từ đó, đưa tới cho họ sự nhận thức sâu sắc về các thể loại tác phẩm mà mỗi người được thụ hưởng về mặt văn hóa, đem lại sự trân trọng hơn các tác phẩm nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng.
- Ông đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của vụ lùm xùm này và lời khuyên nào với các nhà sưu tầm?
- Một thời gian hội họa Việt được đánh giá rất cao, nhưng giờ đã bị mất uy tín bởi nạn tranh giả, khiến người mua, giới sưu tập mất lòng tin. Cuộc triển lãm này phần nào làm ảnh hưởng tới uy tín của hội họa Việt Nam. Việc làm giả hòng kiếm lợi nhuận từ việc mua/bán tác phẩm mỹ thuật của các danh họa đã không chỉ còn là chuyện buồn của riêng giới mỹ thuật Việt Nam.
Trong số 17 bức tranh của cuộc triển lãm, đa phần mang danh các danh họa nổi tiếng từ thời Đông Dương - thời kỳ chưa có Luật Bản quyền tác giả, nên mới có sự lùm xùm hôm nay. Hiện nay, tranh của các danh họa vẫn thường được các họa sĩ chép lại hoặc do tổ chức, cá nhân yêu thích tranh đó yêu cầu chép lại. Vấn đề chép tranh đang hiện hữu cần phải lên án, chứ chưa nói tới việc đạo tranh như bức “Trừu tượng” của họa sĩ Thành Chương lại được ký tên họa sĩ Tạ Tỵ được trưng bày trong triển lãm này.
Sự việc là bài học lớn cho ông Chung cũng như các nhà sưu tầm. Tôi cho rằng, các nhà sưu tập không chỉ thẩm định các tác phẩm qua tai mà phải thẩm định, tận hưởng các tác phẩm bằng cả trái tim.
- Vậy theo ông, chế tài xử lý nào được xem là mạnh tay trong việc tranh giả, tranh thật này?
- Theo Luật Bản quyền tác giả, việc xử phạt các vi phạm bản quyền mỹ thuật vẫn chưa được thỏa đáng. Tôi cho rằng, nên mở rộng khung hình phạt với tội danh đạo tranh của các họa sĩ hiện sáng tác, hoặc đã khuất. Tôi mong các nhà quản lý văn hóa vào cuộc để chấm dứt những sự không hay xảy ra đối với nền mỹ thuật nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, để mọi giá trị nguyên bản của nghệ thuật sẽ được được trả lại theo đúng nghĩa của nó.
15/17 bức trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” (diễn ra từ ngày 10 - 21.7.2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) bị giới chuyên môn cho là giả chỉ sau vài ngày khai mạc. Đáng bàn là, cuộc triển lãm này được tổ chức ở bảo tàng và đa phần bộ sưu tập được mang danh là tranh của các danh họa bậc thầy của Việt Nam. Vụ việc được xem như “giọt nước tràn ly” cho vấn nạn tranh giả tồn tại dai dẳng lâu nay tại Việt Nam. |
Nguyễn Hoài
(thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05