-->

Người lính biến đồng trũng “đơm hoa”

Sống gương mẫu, dễ gần, dám nghĩ, dám làm là nhận xét của những người dân thôn Thanh Hội, xã Trung Tú (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) khi nói về cựu chiến binh Văn Đình Tiến.
nguoi linh bien dong trung dom hoa Tỏa sáng tấm gương người bộ đội cụ Hồ
nguoi linh bien dong trung dom hoa Bài 3: Người lính thầm lặng
nguoi linh bien dong trung dom hoa Người lính cụ Hồ với tấm lòng sống vì cộng đồng

Có tiếp xúc và trò chuyện mới thấy “chất lính” trong cốt cách bộ đội Cụ Hồ trong ông chẳng khi nào phai nhạt. Trên “mặt trận” phát triển kinh tế, không khi nào người ta thấy ông lùi bước trước khó khăn. Chuyện hợp sức cùng những đồng đội biến cả cánh đồng trũng năng suất kém “đơm hoa” cho đến giờ vẫn khiến không ít người trong và ngoài xã Trung Tú nể phục.

Không lùi bước trước khó khăn

Hôm tôi đến, trời đã ngả quá trưa, dừng chiếc xe máy cũ vương bùn đất, xiết chặt bàn tay vị khách lạ một cách thân tình, ông Tiến hào sảng bảo: “May nhé, tớ vừa từ ngoài ao về. Đến sớm cũng không tìm được tớ đâu”. Bên chén trà nồng đậm, câu chuyện giữa tôi với người bộ đội Cụ Hồ cứ thế “vào mạch”, cởi mở và chân tình. Nghe kể, ông Văn Đình Tiến nhập ngũ năm 1972, suốt gần 40 năm phục vụ trong môi trường quân đội, cá nhân ông đã từng kinh qua không ít hiểm nguy, tham gia chiến đấu tại chiến trường như miền Nam từ 1973 - 1975, tại chiến trường Tây Nam từ 1977 – 1978…

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ chính ủy Lữ đoàn 61 - Binh chủng thông tin - Bộ Tư lệnh thông tin, năm 2010 ông Tiến trở về Thanh Hội. Trong quãng năm 2010, thôn Thanh Hội, xã Trung Tú được TP Hà Nội quy hoạch là vùng nuôi trồng thủy sản, công tác dồn điền đổi thửa được đẩy mạnh. Thấy tiềm năng cũng như hạn chế của mảnh đất nơi đồng trũng, ông Tiến đã tham mưu, đề xuất với cấp ủy chính quyền hoàn thành công tác dồn ô lần thứ 3. Đồng thời, ông mạnh dạn nhận gọn 3.960 mét vuông đất canh tác của gia đình và chuyển đổi sang nuôi thả cá tại khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung đã được quy hoạch.

nguoi linh bien dong trung dom hoa
Cựu chiến binh Văn Đình Tiến là một trong những người tiên phong tham gia sản xuất, phát triển kinh tế tại địa phương.

Nhắc lại câu chuyện phát triển kinh tế, ông Tiến mộc mạc bảo rằng “động cơ” thôi thúc ông làm đơn thuần chỉ vì sức khỏe. Số là, nghỉ hưu với cấp hàm Đại tá, nếu đặt bản thân vào vị trí của ông Tiến, không ít người sẽ chọn cách an hưởng điền viên, hoặc cũng chọn rong chơi, quanh năm thăm bạn bè hoặc đi du lịch. Nhưng ông Tiến lại không như vậy. Ông quan niệm bản thân là người con sinh ra từ ruộng đồng, lao động chính là phương cách duy trì và mang lại sức khỏe tốt nhất. Nghĩ là làm, năm 2011, ông Tiến tham gia Câu lạc bộ Làng Lính đa canh thôn Thanh Hội. Đến năm 2012 ông được tín nhiệm làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

Theo lời ông Tiến, quãng thời gian đó Câu lạc bộ có 85 hộ gia đình, trong đó có 42 cựu chiến binh, có 120/190 mẫu ruộng, bằng 63,1% diện tích canh tác của toàn thôn Thanh Hội. Câu chuyện đổi thay trên đồng trũng thời điểm đó được ví như “trận chiến đấu mới” - trận chiến xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Khi nhận canh tác ở khu đồng trũng, không chỉ riêng ông Tiến mà toàn bộ các cựu chiến binh cùng chí hướng khi ấy đã nhận về vô vàn khó khăn.

Đó là nỗi gian nan “ba không”: Không điện, không đường, không nước sạch... Có thực tìm hiểu mới biết, những khắc phục trong gian khó của người lính khi ấy mới đáng trân quý nhường nào. Thời điểm đó, việc vận chuyển từ khu chăn nuôi, sản xuất về các tuyến đường chính trong xã rất khó và tốn nhiều công sức. Một số gia đình khi thu hoạch cá phải dùng xe công nông, xe máy vận chuyển để cho lên ô tô. Chứng kiến tình cảnh này, ông Tiến cùng các thành viên Câu lạc bộ họp bàn và đi đến thống nhất đóng góp tiền để chỉnh trang, cải tạo giao thông. Người trong Câu lạc bộ đã mua đá rải đường và góp hàng trăm công lao động tu bổ đường đi.

Không chỉ vậy, cá nhân ông cùng các hội viên còn tích cực đi khơi thông dòng chảy, thực hiện tốt quy chế không vứt cá chết, các con vật nuôi chết, cỏ rác ra mương nước của tập thể. Đồng thời, động viên mọi người có điều kiện khoan thêm giếng khoan để bảo đảm nguồn nước, hướng dẫn hội viên rắc vôi và chế phẩm sinh học để làm sạch nguồn nước.

Mang nỗi trăn trở phát triển kinh tế sao cho bền vững, hiệu quả, qua tìm hiểu trên mạng về mô hình nuôi cá nheo ở tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu quả cao, ông Tiến đã đến trực tiếp tham quan, học hỏi rồi về áp dụng thử. Sau khi mô hình đem lại hiệu quả tốt, ông lại vận động mọi người cùng chuyển đổi. Ông Tiến thí điểm làm trước, các hội viên sau khi thấy hiệu quả cũng dần chuyển từ nuôi cá trắm, chép, mè, trôi sang cá nheo.

Cứ như vậy, năm 2016 ông chuyển đổi mô hình sản xuất đa canh sang chủ yếu nuôi cá nheo đặc sản đã cho thu nhập cao, đạt 12,5 triệu đồng/sào/năm, tương đương 337 triệu/ha. Với nỗ lực và quyết tâm phát triển kinh tế, xây dựng quê hương cá nhân ông Tiến cùng hàng chục cựu chiến binh đã trực tiếp khiến cánh đồng trũng năng suất thấp dần thay đổi. Nhìn dải đất “đơm hoa”, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giờ đây bất kỳ ai có dịp ghé qua vùng chiêm trũng cũng dễ dàng thấy được sự trù phú, thân thiện của đất và người nơi đây.

Phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Sau khi những khó khăn về đường giao thông, giống, vốn, nguồn nước, môi trường, khoa học kỹ thuật từng bước được khắc phục thì đáng ngại nhất là về an ninh trật tự. Nói sâu về vấn đề này, ông Tiến cho biết: “Tôi đã cùng Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thực hiện nhiều giải pháp từng bước tháo gỡ. Chúng tôi đã xây dựng quy chế hoạt động với một số nội dung như đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần bảo đảm an toàn khu sản xuất đa canh. Quy chế được thông qua và mọi người duy trì thực hiện. Cứ như vậy, mọi thứ dần ổn định, đi vào quỹ đạo. Đến nay các gia đình không còn phải ăn ngủ ngoài đồng để trông coi tài sản, không có tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm xảy ra tại khu đa canh”.

Với sự cố gắng của các thành viên Câu lạc bộ, an ninh trật tự của khu sản xuất đa canh từng bước đi vào ổn định. Đáng mừng là, những nỗ lực giúp nhau sản xuất kinh doanh của Câu lạc bộ Làng lính sản xuất đa canh đã được UBND huyện Ứng Hòa ghi nhận và khen thưởng. Năm 2015, Câu lạc bộ được Giám đốc Công an TP Hà Nội tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào Câu lạc bộ tự phòng tự quản về an ninh trật tự. Cựu chiến binh Văn Đình Tiến được Hội đồng thi đua khen thưởng chọn là 1 trong 10 tấm gương tiêu biểu tham gia giao lưu “Lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt”.

Quan niệm bản thân là một Đảng viên, là một người lính nên, còn sức khỏe thì còn cần bản thân phải tiếp tục học tập và làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới. Với “chất lính” cứng cỏi như vậy nên dù được giao cho nhiều nhiệm vụ song nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành xuất sắc. Được biết, từng có thời điểm ông Tiến đảm nhận vị trí Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn. Tại vị trí này, ông đã vận động nhân dân địa phương ủng hộ hơn 70 triệu đồng xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho cụ Nguyễn Thị Hòa là hộ nghèo cô đơn xây nhà ở.

Hiện ông Tiến tiếp tục được nhân dân và chính quyền địa phương tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Người cao tuổi. Được biết, tại vị trí công tác này, cá nhân ông đã vận động hội viên trong chi hội, phối hợp với các đoàn thể trong thôn ủng hộ xây sửa 2 ngôi nhà dột nát xuống cấp cho hộ nghèo, với số tiền trên 33 triệu đồng và 82 ngày công. Tích cực chăm lo xây dựng Hội vững mạnh, duy trì tốt hoạt động của Hội, ông Tiến đã tổ chức vận động nhân dân đóng góp xây dựng Quỹ chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi trong 2 năm 2016, 2017 mỗi năm được gần 20 triệu đồng.

Để nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, ông cùng Ban chấp hành Chi hội đẩy mạnh duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ trong thôn ngày càng đông đảo hội viên tham gia. Hằng năm Chi hội đều đạt danh hiệu “Tuổi cao - Gương sáng” xuất sắc.

Trong bất cứ lĩnh vực nào, những người dân xã Trung Tú cũng thấy ông Văn Đình Tiến hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cá nhân ông liên tục được cấp trên ghi nhận và khen tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất… danh hiệu Người tốt, việc tốt tiêu biểu được UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện Ứng Hòa khen thưởng năm 2016, 2017 và 2018.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) luôn hiệu quả, thiết thực. Ban Chấp hành Công đoàn thị trấn và đoàn viên công đoàn luôn nhiệt tình, trách nhiệm trước mỗi công việc, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cơ quan trên các mặt công tác đề ra.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động