-->

Người hiệu trưởng tận tụy, tâm huyết

(LĐTĐ) Với niềm đam mê với nghề giáo từ nhỏ, cô giáo Đỗ Thị Hòa (Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) đã gắn bó với sự nghiệp trồng người suốt hơn 24 năm qua. Nhắc đến cô, rất nhiều đồng nghiệp đều nghĩ ngay đến hình ảnh người lãnh đạo tận tụy với công việc, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, không ngừng tự học tập, phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo và lấy kết quả công việc làm đầu. 
nguoi hieu truong tan tuy tam huyet Hơn 10 năm làm công tác thiện nguyện
nguoi hieu truong tan tuy tam huyet Người Hiệu trưởng tâm huyết với nghề

Là người chị cả trong trường, bản thân cô giáo Đỗ Thị Hòa luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc có lợi cho học sinh và nhà trường. Cô luôn nghiêm túc chấp hành và thường xuyên nhắc nhở đôn đốc cán bộ, giáo viên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, giáo viên học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh để ngày càng vững vàng hơn trên bục giảng.

nguoi hieu truong tan tuy tam huyet
Cô giáo Đỗ Thị Hòa

Bên cạnh đó, cô cũng luôn coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, luôn có ý thức xây dựng mối đoàn kết nội bộ trong cơ quan, quan hệ với đồng nghiệp, nhân dân và học sinh đúng mực, hoà nhã; có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Điều đáng ghi nhận ở cô Hòa là dù đạt trình độ trên chuẩn cộng với bề dày kinh nghiệm nhưng cô vẫn luôn có tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao. Đồng thời bám sát mọi chỉ đạo, điều hành hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.

“Điều tôi tâm huyết là xây dựng cho các con môi trường giáo dục tốt đẹp nhất. Tôi đã cố gắng hết sức để tham mưu với các cấp xây dựng 2 ngôi trường đạt chuẩn quốc gia” - cô giáo Đỗ Thị Hòa cho biết.

Năm học 2014 – 2015, khi đang công tác tại Trường Mầm non Trường Thịnh, cô Hòa đã tham mưu mở rộng diện tích đất dồn điểm lẻ, xây dựng khu trung tâm từ 6 điểm còn 2 điểm. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2015, đạt cơ quan văn hóa, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và trường đạt tập thể lao động xuất sắc.

Đến năm 2016, thực hiện sự phân công của tổ chức, cô giáo Đỗ Thị Hòa được luân chuyển về công tác tại Trường Mầm non Liên Bạt. Ban đầu trường có 8 điểm lẻ đặt tại các thôn, cơ sở vật chất nhỏ lẻ, manh mún. Theo đó, cô Hòa đã tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo dồn điểm trường từ 8 điểm xuống còn 2 điểm. Đồng thời xây dựng bếp ăn, nhà vệ sinh, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...

Đến nay về cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục mầm non của nhà trường đã đáp ứng yêu cầu đặt ra của Bộ GD&ĐT và niềm mong đợi của nhân dân địa phương. Liên tục trong nhiều năm liền, trường đạt tập thể Lao động tiên tiến, năm học 2017 – 2018 trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Đồng thời, được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2017.

Đổi mới trong giáo dục mầm non là đổi mới các hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục. Mỗi nhà trường cần khẳng định uy tín, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, được sự tín nhiệm của cha mẹ trẻ.

Xác định chuẩn quốc gia là phải chuẩn từ cơ sở vật chất đến đội ngũ, trong đó đội ngũ là nòng cốt, quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Chính vì vậy, cô giáo Đỗ Thị Hòa luôn quan tâm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, quan tâm đến chế độ chính sách, tinh thần và vật chất để động viên giáo viên, nhân viên trong điều kiện của nhà trường.

“Tôi đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) nhà trường đi thăm quan tại Trường Mầm non Thạch Bàn và Trường Mầm non Đô Thị Sài Đồng (quần Long Biên). Đồng thời, đổi mới trong phân công dây chuyền làm việc cho các tổ, các nhóm để cùng xây dựng nên môi trường giáo dục phù hợp với trẻ, giúp trẻ hoạt động hứng thú” – Hiệu trưởng Mầm non Liên Bạt chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống và trải nghiệm thực tế cuộc sống cho trẻ, tổ chức tốt các hoạt động lễ hội như: “Bé cùng làm nội trợ”, “Cô dạy bé gói bánh chưng ngày Tết”, “Bé thu hoạch rau xanh”, “Hội chợ quê em”… Những hoạt động này không chỉ khơi dậy cảm xúc và khả năng sáng tạo của trẻ mà còn thu hút sự tham gia đầy nhiệt tình của cha mẹ học sinh, để lại nhiều ấn tượng tốt, cảm xúc sâu đậm.

Ngoài ra, xác định ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn học phí ở mức thấp, các khoản thu khác không có, muốn tôn tạo nên một ngôi trường xanh - sạch - đẹp nếu không có thực hiện xã hội hóa giáo dục thì không thể làm được; cô Hòa đã cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trườngvận động, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân và các cơ quan đoàn thể, cha mẹ học sinh ủng hộ thiết kế quy hoạch vườn rau.

Theo đó, quy hoạch 50% diện tích sân trường là sân cỏ, bể vầy, cây cảnh tạo môi trường thiên nhiên sinh thái và thiết kế 10 bảng vẽ gắn trên các mảng tường rào để trẻ hoạt động. Hàng ngày sau mỗi buổi chiều hết giờ làm việc, cô Hòa đều ở lại 20 phút để cùng giáo viên nhà trường trồng rau và cây ăn quả để thêm vào bữa ăn cho các em học sinh vì tiền ăn thấp. Kết quả, nhà trường đã đón nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức cá nhân, các bậc phụ huynh với tổng kinh phí lên đến 1.072.000.000 đồng.

Đặc biệt, cô Hòa và đội ngũ CBGVNV trong nhà trường cũng rất quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó đã vận động, kêu gọi các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ13 xuất ăn trưa trị giá 5.600.000 đồng và 15 xuất học bổng trị giá 30.000.000 đồng. Đồng thời tặng quần áo, sữa cho các em thuộc hộ nghèo và 2 em mồ côi bố nhân dịp tết Trung thu và tết Thiếu nhi 1/6. Bản thân cô Hòa đã nhận đỡ đầu giúp đỡ em Nguyễn Hoàng Nhật (học sinh lớp 5 tuổi), mồ côi bố, tim bẩm sinh mỗi tháng 500.000 đồng.

Hình ảnh người giáo viên tận tụy với nghề, hết lòng vì sự nghiệp trồng người như cô giáo Đỗ Thị Hoà đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động