-->

Ngọt thơm chè kho Đại Đồng ngày Tết

Bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh gio, chè lam… thì chè kho là món không thể thiếu được khi bày lên mâm cúng tổ tiên, hay mang ra mời khách ngày Tết của người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Niềm vui đọng lại với người lao động Thủ đô ngày Tết sum vầy Ngày Tết, cảnh giác cao độ với “bà hỏa” Mứt - Thức quà mang đậm hương vị Tết cổ truyền

Nói đến Tết cổ truyền, những người dân xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất) sẽ nhắc ngay đến món chè kho, nhà nào cũng có người biết làm chè kho. Món ăn đã trở thành nét đặc trưng và thân thiết, gợi nhớ nhiều kỷ niệm với các thế hệ của người dân nơi đây.

Để làm được món chè kho ngon, theo kinh nghiệm của các bà, các chị ở Đại Đồng, có rất nhiều yêu cầu. Trong đó, ngay từ khâu chọn đậu xanh đã phải chỉn chu. Đỗ xanh để làm chè kho phải là loại đỗ ngon, hạt mẩy và đều, nếu mua được loại đỗ tương “ta” giống cũ thì lại càng thơm ngon. Sau khi mua về đỗ được đãi sạch để loại bỏ những bụi bẩn, tạp chất có trong hạt đỗ. Sau đó, là giai đoạn làm vỡ đỗ (xiết đỗ).

Ngọt thơm chè kho Đại Đồng ngày Tết
Với người dân Đại Đồng, món chè kho không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

Giờ đây, đã có thể mua đỗ tách vỏ sẵn, tiện lợi. Nhưng theo kinh nghiệm của những người làm chè kho lâu năm, mua đỗ xanh cả vỏ, sau đó về xiết đỗ thì món ăn sẽ thơm ngon hơn. Xiết đỗ cũng cần người có kỹ năng khéo léo. Theo đó, người xiết sẽ dùng một cái chai thủy tinh, lăn đều hạt đỗ được rải đều lên một cái thớt. Phải dùng lực tay xuống chai sao cho vừa đủ, vừa ấn vừa lăn đều để hạt đỗ vỡ làm đôi chứ không vỡ vụn.

Sau đó, ngâm đỗ xanh trong nước lạnh ít nhất 6-8 tiếng với chút muối tinh hoặc có thể ngâm đỗ qua đêm để hạt đỗ nở ra, mềm hơn khi nấu. Đỗ sau khi ngâm, sẽ được đãi vỏ cho thật sạch, nhặt những hạt hỏng, “rọn”, sau đó trộn với đường theo tỷ lệ nhất định rồi cho lên đồ.

Bà Vũ Thị Quý, 67 tuổi (thôn Lươn Ngoài, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất) đã có kinh nghiệm nhiều năm làm chè kho. Bà Quý cho biết, ban đầu bà cũng chỉ học theo những người đi trước làm chè kho để ăn. Theo đó, hồi bà còn nhỏ, mỗi khi đến Tết là cả làng lại chộn rộn làm chè kho. Đặc biệt, trước đây, trong mâm cỗ cúng tổ tiên chiều 30 Tết, bên cạnh các món ăn truyền thống thì món chè kho là không thể thiếu.

“Trong mùi hương trầm dìu dịu, hương hoa mùa xuân phảng phất, mưa xuân bay bay, cùng nhau ăn miếng chè kho, nhấp ngụm chè xanh, ngoài ngõ tiếng trẻ em cười đùa, tiếng chào nhau, chúc Tết rộn ràng… bỗng thấy lại ký ức của những Tết xưa với những kỷ niệm, gương mặt người thân” bà Quý xúc động chia sẻ.

Cũng như một số gia đình khác ở Đại Đồng, nhà bà Vũ Thị Quý từ việc tự tay làm chè kho để phục vụ gia đình thì đã biến thành một nghề để kiếm sống. Trên 20 năm nay, gia đình bà Quý là một trong những hộ làm chè kho để bán với số lượng nhiều nhất, và duy trì làm trong suốt cả năm, không riêng gì ngày Tết.

Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán, bà Quý đều làm việc luôn tay, không ngừng nghỉ suốt từ 20 tháng Chạp. Thậm chí, đến chiều 30 Tết vẫn còn có người đến nhà hỏi mua chè kho.

“Trước đây, tôi làm hoàn toàn bằng tay cho nên năng suất không được cao. Năm nào đến Tết cả gia đình cũng cố gắng trả đủ cho khách đặt trước. Thế nhưng cũng còn rất nhiều người không mua được hàng. Giờ có máy móc hỗ trợ, nên mọi công đoạn làm cũng đã nhanh hơn, bảo quản cũng được lâu hơn”, bà Quý cho biết.

Ngọt thơm chè kho Đại Đồng ngày Tết
Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán, bà Quý đều làm việc luôn tay, không ngừng nghỉ suốt từ 20 tháng Chạp.

Theo đó, sản phẩm được hút chân không. Sau khi hút chân không, chè kho có thể để được khoảng 10 ngày trong điều kiện thời tiết lạnh, còn trong thời tiết nóng thì để được từ 3-4 ngày. Nếu để vào ngăn mát tủ lạnh, muốn ăn nóng và có lò vi sóng thì trước khi ăn, bóc bỏ giấy bạc, cho vào lò quay khoảng hai phút là lại giống như chè vừa mới làm.

Còn nếu thích ăn nguội, ăn mát cũng rất ngon. Đây là ưu điểm so với cách làm truyền thống, phải “lẩn” bánh vào bột chè lam, nhưng thời gian bảo quản được ít hơn, trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm dễ bị ôi, thiu.

Mới đây, sản phẩm chè kho Đại Đồng đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận. Riêng sản phẩm chè kho gia đình bà úy là cũng đã được chứng nhận OCCOP. Đây là kết quả mà theo bà Quý, người dân chờ đợi từ rất lâu. Người dân Đại Đồng mong rằng, những món ăn truyền thống của quê hương sẽ được giữ gìn, như một cách nhắc nhớ con cháu về tổ tiên, cội nguồn, vẻ đẹp văn hóa của vùng quê giàu bản sắc.

Bà Quý cho biết, giờ chè kho không chỉ được người dân mua vào dịp Tết mà trở thành một thức quà được người dân mua biếu tặng nhau quanh năm, thậm chí là quà gửi ra nước ngoài. Bởi vừa là món ăn nhắc nhớ truyền thống, dễ ăn, lại an toàn, bởi không hề có chất bảo quản.

“Tôi làm nghề, cố giữ nghề làm chè kho để giữ lại hương vị Tết xưa cho các thế hệ sau này. Cùng với chè lam, bánh gio… món chè kho cùng với chén nước chè xanh sẽ làm các thế hệ trẻ không mất đi kết nối ký ức với tổ tiên, ông bà, luôn nhớ và yêu gốc gác, nguồn cội”, bà Quý bộc bạch.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động