-->

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025 Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Cùng chủ trì có các đồng chí: Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao; Lê Ngọc Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội; Nguyễn Công Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp...

Văn hóa là động lực để phát triển

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội cho biết, Hội thảo là cơ hội quý giá để thành phố Hà Nội tiếp thu các ý kiến quan trọng của các lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, chuyên gia, các nghệ nhân, nghệ sĩ… về hoàn thiện, xây dựng thể chế bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô, xứng tầm với truyền thống ngàn năm Thăng Long Hà Nội và xây dựng Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước nói chung và phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng.

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa
UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo về "Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá".

Về thi hành Luật Thủ đô năm 2024, hiện nay, thành phố Hà Nội đã xây dựng, ban hành hệ thống quy phạm của pháp luật, cụ thể hóa quy định của Luật Thủ đô về bảo vệ phát triển văn hóa. Theo kế hoạch, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố sẽ xem xét, ban hành 2 dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa.

“Hội thảo hôm nay tập trung thảo luận về vấn đề mô hình tổ chức, hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; cách thức thành lập, vận hành các khu phát triển công nghiệp văn hóa, làng nghề, các khu có lợi thế phát triển công nghiệp văn hóa.... để phát huy thế mạnh, biến văn hóa thành động lực phát triển Thủ đô”, ông Lê Hồng Sơn thông tin.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội cũng cho rằng, chúng ta hiện nay đang đối diện với thách thức rất lớn, cả nước cũng như Thủ đô phải tăng trưởng đạt 2 con số. Bên cạnh đó, để Hà Nội đạt mục tiêu tăng trưởng mà cụ thể là tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh thì phát triển công nghiệp văn hoá là giải pháp quan trọng, đồng thời là lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội kỳ vọng, với cơ sở pháp lý quan trọng là Luật Thủ đô, Hà Nội sẽ phát huy tối đa tiềm năng văn hoá để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá Thủ đô. Hai nghị quyết này nếu được ban hành là cơ sở quan trọng của việc phát triển văn hoá nói chung, công nghiệp văn hoá nói riêng, là nền tảng để biến văn hoá thành nguồn lực Thủ đô.

“Chúng tôi tin tưởng, với Hội thảo ngày hôm nay, vì tình yêu Hà Nội, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ có những đóng góp quan trọng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, văn bản”, đồng chí Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa
Ông Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo.

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động

Tại Hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, nghệ nhân... đã tập trung vào các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội; kinh nghiệm các nước như Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, khu phát triển thương mại và văn hóa, bài học gợi mở cho Thủ đô Hà Nội.

Bà Hà Thị Vinh làm Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội nêu ý kiến, hiện nay, xã Bát Tràng có khoảng 200 doanh nghiệp, hơn 1.000 hộ sản xuất kinh doanh gốm sứ, giải quyết cho hơn 8 vạn lao động mỗi ngày. Bên cạnh việc đón nhận lượng lao động lớn, Bát Tràng còn đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, hạn chế của làng nghề vẫn là vấn đề giao thông, tuyến đường trục chính dẫn vào làng cổ Bát Tràng, không đảm bảo mỹ quan, ảnh hưởng đến khai thác du lịch, phát triển kinh tế xã hội của xã.

Để thực hiện được mô hình khu phát triển thương mại văn hóa, bà Hà Thị Vinh có một số kiến nghị, đề xuất như tháo gỡ về cơ chế chính sách; quy hoạch; đầu tư; chính sách. Trong đó, đề xuất xây dựng vùng không gian cảnh quan bờ sông thành “tuyến phố du lịch ven sông” ôm trọn làng cổ Bát Tràng với mặt tiền hướng ra dòng sông; cho phép khu phát triển thương mại văn hóa có thể khai thác không gian cảng sông du lịch tại Bát Tràng để phát triển du lịch.

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa
Để thực hiện mô hình khu phát triển thương mại văn hóa tại Bát Tràng, bà Hà Thị Vinh có một số kiến nghị, đề xuất như tháo gỡ về cơ chế chính sách; quy hoạch; đầu tư; chính sách.

Đồng thời, chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn khang trang, đẹo, văn minh, lịch sự để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế; phân luồng giao thông và tăng cường tuyến xe bus kết nối...

Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh - người có nhiều năm trong việc thực hành không gian nghệ thuật sáng tạo ở Hà Nội cũng nêu ý kiến: Không gian tổ chức tích hợp các hoạt động công cộng - thương mại - văn hóa thường được gọi một cách học thuật trong tiếng anh là Public Realm with Mixed function, hay các thuật ngữ khác phổ biến hơn là Community Hub, và gần đây là BID - Business Improvemt District - khu phát triển thương mại và văn hoá.

Để nói về quy mô quy hoạch thì tính tối ưu của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, địa điểm, và đối tượng phục vụ. Hay nói cách khác, thì nó phụ thuộc vào cấp độ đô thị và vai trò của mô hình này trong tổng thể quy hoạch.

“Để xác định ra kích thước tối ưu trong quy hoạch khu vực triển khai hệ sinh thái thương mại văn hóa thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và tạo ra một không gian hấp dẫn cho cả thương mại lẫn văn hóa”, kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh nhấn mạnh.

Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” đã lấy ý kiến của cơ quan Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, UBND Thành phố và sở ngành có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ si và các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng dân cư và các cơ quan báo chí về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa theo quy định tại khoản 7, khoản 8 điều 21 của Luật Thủ đô; chuẩn bị những luận cứ khoa học phục vụ công tác tổ chức, triển khai thi hành Luật Thủ đô và nâng cao hiệu quả của các Nghị quyết khi đi vào cuộc sống đối với trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa theo quy định tại khoản 7, khoản 8 điều 21 của Luật Thủ đô.

Đồng thời, qua đó, đánh giá thực trạng các mô hình tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện nay; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút đầu tư, quảng bá; cơ chế chính sách ưu đãi phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa; tập hợp các ý kiến về nội dung của 2 Nghị quyết trình Hội đồng nhân dân Thành phố; Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa về công nghiệp văn hoá; Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa…

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.

Tin khác

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động