-->

Ngăn đầu cơ bất động sản bằng cách nào?

Mặc dù đã có rất nhiều quy định, chính sách trong lĩnh vực đất đai, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững. Tình trạng đầu cơ diễn ra ở nhiều địa phương, giá thị trường nhà ở không hướng tới người mua cuối cùng. Các chuyên gia cho rằng, cần phải sửa đổi luật để ngăn chặn tình trạng đấu thầu không minh bạch, đảm bảo quyền tiếp cận nguồn lực đất đai của doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư.
Ưu tiên cho vay đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân Chống thất thu thuế bất động sản, xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu

Tình trạng đầu cơ lan tràn

Thị trường BĐS đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở, làm thay đổi bộ mặt nhiều khu vực đô thị, nông thôn và đóng góp khoảng 10% nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, thị trường BĐS vẫn chưa phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định, bền vững.

Ngăn đầu cơ bất động sản bằng cách nào?
Ảnh minh họa.

Phân tích tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2022, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS thành phố Hồ Chí Minh (Horea) cho biết, sự bất ổn định thể hiện ở việc thiếu nguồn cung dự án, nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Cùng với đó là sự lệch pha về phân khúc nhà ở. Như tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020, nhà ở có giá “vừa túi tiền” chỉ chiếm 1% tổng số nhà ở và năm 2021 thì không còn loại nhà ở này, trong khi 74% sản phẩm nhà ở thuộc phân khúc cao cấp, còn lại 26% thuộc phân khúc trung cấp. Tình trạng khan hiếm nhà ở đã đẩy giá nhà tăng cao liên tục trong 5 năm qua, vượt quá khả năng thu nhập của đa số người dân.

Cùng với đó là môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực BĐS vẫn chưa thực sự minh bạch, thông thoáng, công bằng, lành mạnh. Có không ít doanh nghiệp yếu kém năng lực, thiếu tính chuyên nghiệp đi đôi với tình trạng “đầu nậu”, “cò đất” hoạt động trái pháp luật, “phân lô bán nền” tràn lan gây “sốt ảo” giá đất tại nhiều địa phương gây thiệt hại cho khách hàng, nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường BĐS.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, theo ông Lê Hoàng Châu, là do vướng mắc về thể chế pháp luật và công tác thực thi pháp luật của một số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhất là một số cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng có tâm lý “sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ bị vướng rủi ro pháp lý trong thi hành công vụ” nên chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám đề xuất giải quyết.

Phân tích thêm một số vấn đề nổi cộm trên thị trường BĐS, ông Neil MacGregor - Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng, tình trạng đầu cơ diễn ra ở nhiều địa phương, giá thị trường nhà ở không hướng tới người mua cuối cùng. “Điều này sẽ khiến xã hội và nền kinh tế phát triển không lành mạnh trong dài hạn, quỹ đất tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để phát triển dự án còn ít, dễ bị thao túng, dẫn đến nguy cơ bong bóng BĐS. Một thị trường không hướng đến người mua cuối cùng thì không thể bền vững”, Tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định.

Phải ngăn đấu thầu không minh bạch

Theo Chủ tịch Horea Lê Hoàng Châu, cần tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh BĐS lành mạnh. Trong đó, cần đảm bảo quyền tiếp cận nguồn lực đất đai của doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm quyền được công nhận chủ đầu tư sau khi doanh nghiệp đã “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở; quyền tiếp cận nguồn lực đất đai thông qua phương thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Tuy nhiên theo ông Lê Hoàng Châu, cần phải sửa đổi Luật Đấu giá tài sản 2016, Luật Đấu thầu 2013 đối với trường hợp “đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất” để không xảy ra tình trạng “đấu giá cuội, đấu giá có quân xanh - quân đỏ”, “đấu thầu cuội, đấu thầu chân gỗ” hoặc thông đồng “dìm giá”, “đẩy giá ảo”, lợi dụng đấu giá, đấu thầu để trục lợi bất chính, gây ra các hệ quả tiêu cực.

Horea cũng kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương sớm xem xét có kết luận dứt điểm các dự án bị dừng triển khai do thực hiện công tác rà soát pháp lý, kiểm tra, thanh tra, điều tra theo hướng thực hiện “thu hồi triệt để tài sản Nhà nước bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực”. Các doanh nghiệp có liên quan phải nộp nghĩa vụ tài chính, kể cả phần nộp bổ sung cho ngân sách Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để cho dự án được tiếp tục triển khai thực hiện.

Tổng giám đốc Savills Việt Nam Neil MacGregor cũng cho rằng, cần những giải pháp tăng quỹ đất, đặc biệt cho các dự án bình dân, hỗ trợ người mua có nhu cầu ở thực, cũng như xây dựng quy trình đấu giá đất công minh bạch để hạn chế đầu cơ, từ đó kiểm soát nguy cơ dẫn đến bong bóng BĐS. Đồng thời bổ sung quỹ đất khu trung tâm cho phát triển dự án nhà ở và triển khai đúng hạn các dự án hạ tầng để hỗ trợ quá trình phát triển đô thị.

Bên cạnh việc tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, theo các chuyên gia, một giải pháp quan trọng khác để phát triển bền vững thị trường BĐS là cần phải kiểm soát và xử lý hiệu quả mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường BĐS và thị trường vốn để cả hai thị trường này phát triển lành mạnh, hỗ trợ lẫn nhau. Thị trường BĐS ổn định sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường vốn cũng như nền kinh tế và ngược lại.

Với vấn đề này, Horea kiến nghị xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn trên thị trường. Trong đó có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp và cho phép các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS kinh doanh đa ngành được hạch toán dùng phần lợi nhuận kinh doanh BĐS để bù các khoản kinh doanh bị lỗ của các lĩnh vực khác. Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% mức đầu tư dự án có sử dụng đất dưới 20ha; không thấp hơn 15% mức đầu tư dự án có sử dụng đất từ 20ha trở lên. Có nghĩa là, chủ đầu tư có thể cần phải huy động vốn 80 - 85% tổng mức đầu tư của dự án có sử dụng đất. Bởi vậy, nguồn vốn tín dụng có vị trí rất quan trọng là “bà đỡ” để thực hiện dự án.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần xử lý và đẩy nhanh các vấn đề vi phạm, để thị trường BĐS phát triển lành mạnh hơn. Song song với đó, cần đẩy nhanh lập quy hoạch chương trình phát triển nhà ở mấu chốt, cơ sở pháp lý để đưa các dự án ra (nhưng nhiều địa phương chưa làm tốt, chưa thông qua kịp thời). Mặt khác, cũng cần điều chỉnh dòng tín dụng để đẩy nhanh dự án, tăng nguồn cung nhà ở xã hội, dự án nhà giá thấp, dự án đang triển khai khả thi nhằm giảm áp lực giá bán trên thị trường./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nhân dịp Bộ trưởng đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/2.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Ngày 24/2, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Hoàng Thanh Sơn (sinh năm 1977, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ra xét xử về tội "Cố ý gây thương tích" và "Bắt giữ người trái pháp luật".
LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

Xác định công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống cho nữ đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; từ đó giúp đoàn viên, người lao động yên tâm làm việc.
Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Thành phố Hà Nội vừa ban hành Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ.
Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Ngày 24/2, tại Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký Biên bản ghi nhớ, đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Transerco và BIDV, sự đồng hành của BIDV trong hành trình xanh hóa xe buýt của Transerco nói riêng và Thành phố nói chung, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Những ngày này, trên địa bàn Hà Nội, người nông dân đang tập trung xuống đồng, tăng tốc gieo cấy vụ xuân, bảo đảm đúng khung thời vụ kết hợp các biện pháp phòng, chống dịch gây hại cây trồng...

Tin khác

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tiếp tục đề xuất nhà trọ dài hạn là loại hình nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tiếp tục đề xuất nhà trọ dài hạn là loại hình nhà ở xã hội

Trong góp ý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội gửi Thủ tướng và các bộ ngành, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, trình Thủ tướng xem xét, bổ sung vào Nghị định 100, công nhận “nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm” cũng là một loại nhà ở xã hội. Đây là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, với người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư.
TP.HCM kiến nghị xử lý đất để trống, bỏ hoang gây lãng phí

TP.HCM kiến nghị xử lý đất để trống, bỏ hoang gây lãng phí

Sở Tài nguyên - Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên - Môi trường về những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý hành vi để đất trống khi giải quyết hồ sơ sử dụng đất.
Những điều kiện cần biết khi đăng ký mua nhà ở xã hội

Những điều kiện cần biết khi đăng ký mua nhà ở xã hội

Đối với những người có thu nhập thấp, những điều kiện cần thiết để mua nhà ở xã hội theo quy định mới đang được nhiều người dân quan tâm, tìm hiểu.
Phê duyệt 13 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nhà ở

Phê duyệt 13 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nhà ở

Mới đây, thành phố Hà Nội phê duyệt 13 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực nhà ở và lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Sở Xây dựng. Đáng chú ý có thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công; thủ tục thẩm định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội/nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhiều dự án bỏ hoang, người dân vẫn khó tiếp cận nhà ở

Nhiều dự án bỏ hoang, người dân vẫn khó tiếp cận nhà ở

Giá nhà đất đang bị đẩy lên cao đến mức phi lý, nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang.
Có nên lo ngại gom đất nông nghiệp để đầu cơ?

Có nên lo ngại gom đất nông nghiệp để đầu cơ?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực mang lại kỳ vọng cho thị trường đất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, khi giá trị đất nông nghiệp tăng lên cũng có những lo ngại về tình trạng đầu cơ đất, nhất là trong các giai đoạn “sốt đất”.
Tinh gọn bộ máy, cơ hội và thách thức cho bất động sản

Tinh gọn bộ máy, cơ hội và thách thức cho bất động sản

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng khi tinh gọn bộ máy sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS). Điều này giúp giảm thiểu thời gian, chi phí, chính sách pháp lý khiến thị trường BĐS sẵn sàng bước vào chu kỳ mới, thăng hoa và phát triển tốt.
Văn hóa, nghệ thuật nâng tầm giá trị bất động sản

Văn hóa, nghệ thuật nâng tầm giá trị bất động sản

Các hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản.
"Hạ nhiệt" giá nhà - mệnh lệnh cuộc sống!

"Hạ nhiệt" giá nhà - mệnh lệnh cuộc sống!

Bên cạnh những tiềm năng to lớn, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đối mặt với những khó khăn. Trong đó, sau khi bộ 3 luật có hiệu lực thì tình trạng mất cân bằng cung - cầu, thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá bình dân vẫn diễn ra, điều này khiến giá nhà leo thang.
Loại hình bất động sản nào sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư?

Loại hình bất động sản nào sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư?

Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 đã được Quốc hội biểu quyết thông qua có hiệu lực từ 1/8/2024. Những quy định mới được đánh giá đã và đang có nhiều tác động sâu sắc đến thị trường BĐS. Với hành lang pháp lý này thì phân khúc nào, loại hình BĐS nào sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư?
Xem thêm
Phiên bản di động