-->

Ngắm chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu ở Thạch Xá

“Chuồn chuồn có cánh thì bay/ Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn”, câu đồng dao truyền miệng ấy cứ mãi hiện lên trong suy tưởng của tôi mỗi dịp ghé về thăm quê. Mảnh đất nghèo nhưng bù lại có dòng sông Đáy uốn quanh cùng những rặng tre xanh ngát phủ hai bên bờ. Tôi còn nhớ những trưa hè tung tăng, trốn giấc ngủ trưa để cùng đám bạn lang thang bên đầm sen đầy nước bắt chuồn chuồn, tát cá. Rồi những khi học bơi, thằng nọ đè thằng kia ra cho chuồn chuồn cắn rốn…để bì bõm biết bơi, biết lội. Mọi thứ của tuổi thơ như ùa về, hiện rõ khi tôi ghé xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất) vùng đất yên bình nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 30km. Nơi đây được nhiều du khách biết tới với danh thắng chùa Tây Phương và với nghề làm chuồn chuồn tre.
Chuồn chuồn tre vươn cánh hội nhập "Thủ phủ" chuồn chuồn tre sôi động dịp giáp Tết

1. Thạch Thất là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Điều này hẳn nhiên đúng. Trên dải đất này, tôi từng có duyên ghé qua nhiều nơi như làng mộc Chàng Sơn, đá ong Bình Yên… và ở nơi đây, tôi thấu cảm được vị làng, luôn nhận được sự đón tiếp nồng hậu của những người dân chân chất.

Ngắm chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu ở Thạch Xá
Chuồn chuồn tre Thạch Xá có rất nhiều loại kích cỡ và rất bắt mắt. Ảnh: Đinh Luyện

Kỳ thực, với Thạch Xá tôi biết đến nhiều hơn với đặc sản chè lam. Thức quà quê nức tiếng một thuở ấy khiến cách đây 3 năm tôi mải miết, lặn lội kiếm tìm. Nghe kể, nghề làm chè lam Thạch Xá có từ thế kỷ XV. Chè lam do dân trong vùng tự thân nghĩ ra, dựa trên những nguyên liệu chay tịnh, mộc mạc của làng quê nhằm dâng cúng Phật và dâng tổ tiên trong các dịp lễ đặc biệt như Tết hay tuần rằm. Để có món chè lam dẻo thơm, người Thạch Xá rất cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu, gồm gạo nếp cái hoa vàng loại ngon, gừng ta nhỏ nhưng rất thơm và cay, lạc và cuối cùng là mạch nha, mật mía. Điểm đáng mừng là, cho đến nay người dân Thạch Xá vẫn giữ được thứ đặc sản này. Thậm chí, để phù hợp với thực khách, họ không chỉ giữ gìn cách làm truyền thống mà còn sáng tạo, biến tấu vào chè lam thêm nhiều hương vị khác như vị gấc, sầu riêng, lá dứa... Năm 2004, làng nghề chè lam Thạch Xá đã được công nhận là Làng nghề truyền thống.

Đó là với chè lam, ngay mới đây, trong một dịp lang thang cùng đồng nghiệp đi tìm những nét đặc sắc còn tồn lưu nơi xứ Đoài, chúng tôi quyết định tìm lại Thạch Xá để thấy tuổi thơ qua những cánh chuồn chuồn.

Đến Thạch Xá, nhắc đến những người còn giữ nghề làm chuồn chuồn tre, trong vùng ai nấy đều chỉ đến nhà nghệ nhân Đỗ Văn Liên. Khi tôi đến, người đàn ông tuổi ngoài 50 đang bận rộn tỉa tót phần thô của những cánh chuồn chuồn. Những cặp cánh chuồn chuồn được tỉa tót cho bớt góc cạnh rồi chất trong những xô nhựa, ước chừng cả vài trăm cái. Nghe nói, với công đoạn này, nếu thợ mài không khéo, cánh chuồn chuồn sẽ không đều, thiếu thẩm mỹ và khiến chuồn chuồn mất thăng bằng.

Nhắc đến nghề làm chuồn chuồn tre, ông Đỗ Văn Liên kể, khoảng hơn 20 năm trước, có đoàn khách du lịch thăm chùa Tây Phương, trong số đó có một người mang theo chú chuồn chuồn tre ngộ nghĩnh. Vì lạ mắt thành ra hiếu kỳ nên người dân ngó nghiêng trầm trồ. Khi ấy, ông Liên cũng ngó nghiêng và tò mò. Thế rồi, phần vì tò mò muốn khám phá điều mới lạ mà chẳng ai bảo ai ông Liên cùng một vài gia đình trong thôn bắt tay làm chuồn chuồn tre. Mỗi sản phẩm làm ra, cái sau nối cái trước dần dần vỡ ra nguyên lý. Chuồn chuồn làm ra dần đẹp và tốt hơn. Ban đầu, trong làng chỉ có vài hộ làm phục vụ bán cho khách làm quà lưu niệm. Sau này, cung không đủ cầu, nhiều gia đình trong làng cũng bắt tay vào làm, lâu dần nghề làm chuồn chuồn tre trở thành nghề mang lại thu nhập cao.

2. Những chú chuồn chuồn tre ở Thạch Xá đặc biệt ở chỗ, dù không được gắn bất kỳ một thiết bị hay động cơ nào, nhưng chúng lại có khả năng đứng thăng bằng một cách ngoạn mục ở mọi vật liệu. Khi thấy tôi nghi ngờ có “ảo thuật” trong đó, hoặc chuồn chuồn kèm theo nguyên liệu đặc biệt thì mới có thể bám vững như vậy thì ông Đỗ Văn Liên khẳng định chắc nịch: “Mọi thứ đều 100% làm từ thiên nhiên, thân thiện môi trường và đặc biệt không có gì là ảo thuật ở đây cả…”.

Kỳ thực, nhìn bề ngoài, những tưởng chuồn chuồn tre chỉ là món đồ chơi nhỏ xinh đơn giản làm từ tre nứa, song có tìm hiểu mới biết, để làm ra được một sản phẩm này lại mất khá thời gian và nhiều công sức. Đặc biệt, nguyên liệu sử dụng phải là tre khô tự nhiên, không được sử dụng tre ngâm, bị mối mọt... Để làm ra một chú chuồn chuồn hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và chính xác. Mỗi công đoạn, từ cào tinh tre, phơi khô, cắt chia từng bộ phận cánh, thân, mỏ, vót thân uốn mỏ cong, lắp ghép cánh vào thân và cuối cùng là sơn vẽ... đều có tầm quan trọng, chẳng thể thiếu.

Theo lời ông Liên, một trong những khâu đoạn khó nhất là chắp cánh chuồn chuồn vào thân. Ở khâu này, người thợ phải khéo léo làm sao để tạo lực đối xứng cân bằng, giúp chuồn chuồn có thể đứng thăng bằng trên mọi vật liệu. Ngoài ra, một khâu cũng quan trọng không kém đó là tạo hồn cho sản phẩm. Chẳng là, sau khi hoàn thành sản phẩm ở dạng thô, những người thợ mới chính thức tạo “phần hồn” cho chúng bằng việc quét sơn, vẽ họa tiết làm đẹp bằng hơn chục loại sơn màu khác nhau. Họa tiết được trang trí trên thân và cánh hoàn toàn đều do người thợ tự tay vẽ lên, lấy cảm hứng từ chính cuộc sống thôn quê. Họa tiết có đẹp, có bắt mắt thì người tiêu dùng mới chuộng mua, mới có thể thu hút sự hiếu kỳ của con trẻ.

Ngắm chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu ở Thạch Xá
Những người thợ tỉ mẩn với các khâu đoạn làm chuồn chuồn tre. Ảnh: Đinh Luyện

3. Trước đây, cả làng Thạch Xá gần như hộ nào cũng làm chuồn chuồn tre để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên vài năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa, người dân dần bỏ nghề thủ công truyền thống này chuyển sang các nghề kinh doanh khác mang lại lợi nhuận tốt hơn. Chưa kể, những tháng gần đây dịch Covid-19 ập đến, các điểm du lịch phải tạm ngừng đón khách để phòng dịch khiến đầu ra của chuồn chuồn tre gần như bị cắt hẳn.

Khó khăn dồn dập, chính vì thế hiện Thạch Xá chỉ còn chưa đến 5 hộ còn gắn bó với nghề làm chuồn chuồn tre. Theo các nghệ nhân ở đây, nghề này mang lại thu nhập không cao. Mỗi chú chuồn chuồn bình thường được bán ra, người nghệ nhân cũng chỉ lãi vài nghìn bạc ít ỏi. Trong khi việc làm thủ công lại tốn nhiều công sức, lấy công làm lãi, nếu không kiên trì, ắt hẳn khó có thể duy trì được. Ngay như cơ sở nghệ nhân Đỗ Văn Liên, có thời điểm gia đình ông có hơn 10 thợ, bận rộn luôn tay chân thì mới có thể đáp ứng hết nhu cầu của khách, thì nay cố gắng lắm ông cũng chỉ duy trì việc làm cho được 1 -2 thợ.

Ngoài những khó khăn ngoại cảnh, những nghệ nhân làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá cũng đang đối mặt với nỗi lo không có người kế thừa. Lớp người trẻ giờ cũng không mấy mặn mà với nghề này. Trong khi đó, giá trị văn hóa, tinh hoa của làng nghề có được gìn giữ, đời sống kinh tế - xã hội của làng nghề có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào những người trẻ tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương.

Tạm bỏ qua những nỗi niềm trăn trở, nhìn những chú chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu, tôi được biết hiện nay chuồn chuồn tre không chỉ là những món quà trong những lễ hội truyền thống hay những món quà lưu niệm mà chúng còn được xuất sang nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Nhật... Nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam được thể hiện trên chuồn chuồn tre đã được bạn bè quốc tế biết đến. Điều này thật đáng mừng và đáng quý. Hiện mong muốn lớn nhất của những người nơi làng nghề là dịch Covid-19 sớm qua, để những cánh chuồn chuồn tre lại có thể thỏa sức khoe sắc với khách thập phương ở các điểm du lịch. Để cánh chuồn chuồn tre lại tung bay, tiếp thêm sức sống cho làng, cho nghề và cho những nghệ nhân./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

“Bình dân học vụ số” đang trở thành phong trào mang tính cấp thiết không chỉ mục đích đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, mà qua phong trào, người dân có thể nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang lại.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Hơn 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 sẽ nhận được chế độ từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ. Việc chi trả sớm chính sách an sinh nhằm tạo điều kiện cho người hưởng vui đón 50 năm Ngày thống nhất đất nước và kích cầu tiêu dùng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2025 trước cửa Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với sự tham gia của 26 đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I, lũy kế hết tháng 3/2025, thành phố Hà Nội có 94.143 đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); với tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tính đến hết tháng 3/2025 là 5.974,5 tỷ đồng.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó có nội dung thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động