Năm điểm đặc thù khi đầu tư vào start-up
Start-up có đặc tính đổi mới - sáng tạo và được kỳ vọng tạo ra sự tăng trưởng đột biến so với kinh doanh thông thường hoặc giải quyết nhu cầu xã hội trên cơ sở đặc tính đó. Chúng ta đang chứng kiến hàng ngàn thương vụ đầu tư vào start-up để biến những ý tưởng kinh doanh thành các công ty “kỳ lân” - thuật ngữ để chỉ các công ty start-up có giá trị hàng tỷ đô la. Vốn đầu tư chính là chất xúc tác quan trọng để mô hình kinh doanh của start-up có điều kiện thử nghiệm liên tục, từ giai đoạn “vốn mồi” đến các vòng gọi vốn tăng trưởng (Series A - B - C - D…). Các start-up Việt cũng đang từng bước lớn mạnh trên con đường đó.
Dưới góc nhìn đầu tư, start-up “đúng nghĩa” nên sẵn sàng bắt tay với nhà đầu tư, bởi lẽ bản chất việc đầu tư vào start-up là việc đầu tư vào giá trị “tương lai”, là tiềm năng phát triển đột phá, chứ không phải là việc “chia phần hiện hữu” - khi mà start-up chỉ mới bắt đầu. Điểm đặc thù nào khi nhà đầu tư chọn “danh mục đầu tư” này? Đó là điều không chỉ nhà đầu tư mà các start-up cũng cần nắm bắt.
Đầu tư mạo hiểm: Cần xác định đầu tư vào start-up là khoản đầu tư mạo hiểm. Với tỷ lệ rủi ro cao, dễ thất bại, nhưng cũng có thể phát triển đột biến, tỷ suất lợi nhuận của start-up là điều khó đánh giá so với kênh đầu tư truyền thống. Chính vì vậy, nhà đầu tư thường tìm cách ràng buộc start-up khi đầu tư một cách chặt chẽ nhất.
Tuy nhiên, việc này chỉ có thể mang tính tương đối. Giả sử start-up thất bại, vi phạm mà đi kiện - thắng kiện đi nữa thì thời gian, cơ hội thị trường và thiệt hại có khắc phục và lấy lại được không cũng là điều nên cân nhắc. Vì vậy, nhiều chuyên gia ví von rằng, ràng buộc về pháp lý đôi khi chỉ giữ được “cái chân”, mà không giữ được “cái đầu”, chỉ là “luật chơi” để các bên cùng hướng tới và thực hiện các cam kết của mình.
Tính ổn định thấp: Không chỉ nằm ở nguy cơ kinh doanh thất bại, khả năng phát triển đột phá của start-up cũng có thể dẫn đến sự mất ổn định. Khi nguồn vốn đầu tư được huy động theo nhiều vòng (round) liên tiếp, tỷ lệ sở hữu có thể bị pha loãng liên tục hoặc nhà đầu tư cũ có thể phải liên tục tái đầu tư để giữ tỷ lệ sở hữu kỳ vọng.
Trên thực tế, khi các nhà đầu tư bắt đầu can thiệp việc quản lý, điều hành, thì các vướng mắc, thậm chí xung đột sẽ bắt đầu phát sinh. Điều này làm cơ cấu “quyền lực” trong nội bộ start-up luôn có khả năng thay đổi, “kẻ đi - người ở”. Trong nội bộ, các đồng sáng lập hoàn toàn có thể lựa chọn môi trường làm việc khác, thậm chí khởi động start-up mới mà không bị ràng buộc bởi cam kết lao động (theo luật pháp Việt Nam là vậy). Ràng buộc pháp lý là cần thiết để giữ “luật chơi” và có thể chuyển hóa ràng buộc thành thỏa thuận dân sự.
Mục đích đầu tư linh hoạt khi chọn “danh mục” này: Không chỉ là lợi nhuận, mục đích đầu tư vào start-up còn có thể gắn với các hỗ trợ phát triển cho start-up, hướng đến vòng đầu tư kế tiếp. Nói cách khác, nhà đầu tư thường không chọn con đường chỉ “ngồi đấy” mà hưởng lợi tức thụ động. Điều này đồng thời cho nhà đầu tư quyền lựa chọn về hình thức đầu tư “chủ động” hay “thụ động” trước khi “bơm” vốn. Chỉ có một số ít chọn cách đầu tư “lướt sóng” - tìm kiếm cơ hội thoái vốn nhanh hoặc thực hiện các chiến lược khác về kiểm soát thị phần khu vực hoặc nhằm hạn chế cạnh tranh cùng ngành (có thể hạn chế chính start-up đó).
Bản chất việc đầu tư vào start-up là đầu tư vào giá trị “tương lai”, là tiềm năng phát triển đột phá, chứ không phải là việc “chia phần hiện hữu”.
Tài sản vô hình giữ quyền quyết định: Start-up tại thời điểm đầu thường không sở hữu nhiều tài sản hữu hình như bất động sản, nhà xưởng, máy móc…, thậm chí không có gì ngoài … ý tưởng. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản trí tuệ và tài sản vô hình khác, cũng như phương thức định giá tài sản này trong quá trình đầu tư là điều mà các bên luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Tính pháp lý đặc thù: Điểm lưu ý cuối cùng là việc Việt Nam chưa có đầy đủ quy định và hành lang pháp lý cụ thể cho đầu tư vào start-up cũng như quỹ đầu tư mạo hiểm. Việc đầu tư vào start-up hiện nay vẫn thường được áp dụng như doanh nghiệp thông thường khác. Một số hình thức đầu tư linh hoạt vào start-up, như thông qua công cụ đầu tư đặc biệt (Special Purpose Vehicle), cho vay chuyển đổi, hợp tác kinh doanh dự án…, đang dần phổ biến. Việc đầu tư vào start-up cần đảm bảo an toàn pháp lý, nhưng mặt khác, tối đa hóa lợi nhuận đầu tư cũng là điều đáng để cân nhắc.
Theo Lâm Tuấn Minh - LS. Nguyễn Văn Lộc/Báo đầu tư
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24