-->

Một đời thương nhớ

Vạt nắng chiều rớt xuống con kênh đang xuôi dòng yên ả bên ngôi nhà mái ngói cũ kĩ, vách tường gạch cũng cũ kĩ trông buồn đến thê lương. Ngôi nhà cách đây vài chục năm về  trước đã từng có những tiếng nói cười trẻ thơ, tiếng những đứa con í ới gọi mẹ, tiếng ông gọi bà... vậy mà giờ đây chỉ có mỗi mình bà quanh quẩn với nỗi cô đơn ở tuổi xế chiều...
tin nhap 20171211085229 Ngày xưa chẳng về
tin nhap 20171211085229 Nhất quỷ nhì ma
tin nhap 20171211085229 Chỉ sóng biết rằng... biển sẽ mãi yêu em

Người ta gọi bà là má Hai. Bà có chồng và ba người con trai đi bộ đội, lần nào cũng lặng lẽ khóc thầm mỗi lúc chồng và con đi, rồi lặng lẽ khóc thầm khi lần lượt hay tin chồng và ba người con ngã mình trên chiến trường bom đạn, vậy là bà trở thành người phụ nữ góa chồng và không có con, thế mà ai cũng gọi bà là “má”, cứ như “má” có đến vài chục đứa con.

Lưng má còng rồi, trí óc cũng không còn được minh mẫn. Lúc nhớ, lúc quên. Có lúc má gặp ông Năm xóm trên thì gọi lại hỏi “đợt này chú Năm về thăm nhà đó à, có hay tin gì của chồng tôi không? đến mấy tháng nay tôi không nhận thư của ông ấy”, ông Năm đáp lại “tôi đi lính về lâu rồi mà chị Hai, chị Hai đừng trông tin anh Hai nữa”, ý bảo má hãy thôi ngày ngày ra đầu ngõ đứng đợi chồng con. Lúc đó không biết má nhớ hay quên mà nước mắt lưng tròng, rồi ngậm ngùi chống gậy quay vào nhà. Có lần khác, tôi sang nhà chơi với má, vừa thấy dáng tôi nhấp nhô ngoài ngõ má đã vọng ra “Mầy sang tìm thằng út đấy à. Nó lại đi bắt chim nữa rồi. Cái thằng lớn tồng ngồng rồi mà ham chơi quá đỗi”. Tôi nước mắt thành dòng mà cố gắng quệt để vào thăm má.

tin nhap 20171211085229

Trong ba người con của má, tôi chơi thân nhất với anh út. Anh út lớn hơn tôi ba tuổi, anh út cũng là người bạn ấu thơ thân thiết nhất của tôi. Hồi đó má cứ ghẹo “Sau này mầy lớn mầy nhớ làm con dâu má nghe”, tôi cười tít mắt đáp lại: “Dạ, sau này con chỉ ưng mỗi anh út thôi má ơi, anh út thương con lắm, đầu làng cuối xóm đi đâu ảnh cũng dẫn con theo”. Mà thật, hồi anh út chưa là bộ đội, anh hay dẫn tôi đi theo ảnh bắn chim, câu cá, có những trưa hè hai đứa còn trốn ba má đi hái sim, đi lên rừng tìm dủ dẻ, chùm chày… những đặt sản mà bất kì một đứa trẻ nào ở vùng đất nghèo miền trung cũng mê miệt và đem lòng thương nhớ. Đồi hoa sim tím còn đó, anh út bây giờ đã mãi không về.

Tôi nhớ mãi hình ảnh anh út trong quân phục người lính, oai phong lẫm liệt đến chừng nào. Anh út ngồi trên chiếc xe chở bộ đội vẫy tay tạm biệt tôi và má, lòng tôi thương biết bao nhiêu. Năm ấy tôi vừa tròn mười sáu. Và rồi đồi hoa sim tím, và rồi những trưa hè câu cá, bắn chim, và rồi những ngày cùng nhau lang thang mọi ngóc ngách trên đồng cứ đi mãi, đi mãi theo dấu chân của anh út. Ngày hay tin anh hy sinh, nước mắt tôi không rơi nổi, trái tim tưởng chừng vụn vỡ hoặc có một thứ gì đó rụi thiêu nóng hực. Tôi không dám nhìn về đôi mắt của má. Anh út ở lại với chiến trường tuổi đôi mươi, trái tim chắc chưa từng thổn thức vì một bóng hồng nào.

Tôi thương anh út bao nhiêu thì thương má bấy nhiêu. Tôi hiểu trái tim của những người phụ nữ như má đã phải mạnh mẽ nhường nào để chấp nhận nỗi đau mất chồng, mất con. Tôi không biết chiến tranh có giá trị như thế nào nhưng nếu nó như một mảnh thủy tinh thì tôi sẽ vồ lấy nó mà cấu xé, mà ngấu nghiến và đập tan đến từng mảnh vụn mới thôi. Chiến tranh để lại quá nhiều nỗi đau, có những người ngã mình xuống đất và có những trái tim gầy hao đến xót lòng. Tôi thương má nhất là những lúc má không minh mẫn, cứ gọi tên những đứa con của mình trong vô thức. Có phải rằng nếu người ta trở nên lú lẫn thì kí ức mà người ta nhớ nhất chính là kí ức ngọt ngào và đớn đau nhất.

Mỗi lúc sang chơi với má, nếu là lúc minh mẫn thì má sẽ hỏi tôi chuyện chồng con, má bảo “Mầy tính thương thằng út hoài vậy sao, tuổi xuân người con gái trôi nhanh lắm con à, coi mà kiếm nơi nương nhờ”. Còn nếu là lúc má không minh mẫn thì sẽ bảo “Tao là tao thích mầy thôi, đợi thằng út đi bộ đội về rồi hai đứa cưới được không con?”. Rồi lần nào cũng vậy má lấy những lá thư của ba và các anh ra bảo tôi đọc cho má nghe. Thư của ba và các anh má cất kĩ trong chiếc rương gỗ nho nhỏ, bọc bên ngoài lớp bịch nilon cẩn trọng. Má nói “Gia tài đời má chỉ có bấy nhiêu, không bảo quản được thì hổ thẹn lắm”. Má nói má thích nghe tôi đọc thư cho má, má già rồi mắt mũi lim dim đọc chữ được chữ mất. Má nói vậy thôi chứ những lá thư của ba và các anh má thuộc lầu lầu.

Má hay chỉ cho tôi những tấm hình về các con của má, má nói má thương anh út nhất, vì anh út là người chịu cực nhất nhà, hồi anh út chưa đi bộ đội cái gì má cũng gọi anh út. Nhiều lúc tôi sang nấu cơm cho má dưới nhà, mà nghe má vọng về gọi “út ơi”, “út à” như thể anh út vẫn còn ở đâu đó trong căn nhà này và như thể anh út rồi sẽ quay về khi hòa bình lập lại. Tôi thương má mà không dám nói “Anh út hy sinh rồi má ơi”.

Chiều nay, khi nắng vàng ngã xuống, ánh lên vài hạt xuyên qua bờ tre già đầu ngõ, tôi lại thấy bóng dàng gầy gầy, cong cong của một người phụ nữ tóc bạc lơ phơ, nét mặt nhen nhóm, ánh mắt dõi về phía phương trời xa xôi. Đôi mắt chờ chồng, đợi con cả một đời thương nhớ.

Thu Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Xem thêm
Phiên bản di động