-->

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
“Hà Thành 36 phố phường” – Hồi sinh âm nhạc truyền thống NSND Hoa Đăng: Để xứng với danh hiệu, không có cách nào khác là tận hiến với nghề

Để “ngọn lửa” Tuồng cháy mãi

Tuồng (còn gọi là hát bộ, hát bội) là một loại hình nghệ thuật sân khấu cân đối có tính cổ điển, bác học bậc nhất của Việt Nam. Với ngôn ngữ văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn Nôm, tuồng là nghệ thuật tổng hợp có cả văn học, hội họa, âm nhạc, trò diễn… thể hiện giá trị và bản sắc truyền thống của dân tộc. Với việc đưa nghệ thật tuồng xuống phố, những người nghệ sĩ đã và đang đưa một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đến gần hơn với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ và du khách quốc tế…

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống
Các bạn trẻ trong lớp học hát Xẩm tại đình, đền Hào Nam.

Vào buổi tối cuối tuần, người dân và du khách khi đến tham quan phố cổ Hà Nội, khi ngang qua khu ngã tư Mã Mây, Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), sẽ được xem nhiều trích đoạn tuồng nổi tiếng.

Tuồng cổ ngoài đường phố giúp mọi người dân đều có thể tiếp cận loại hình nghệ thuật vốn thường biểu diễn trong nhà hát phải mua vé vào cửa. Đều đặn 2 buổi biểu diễn vào 20h thứ Sáu và Chủ Nhật hàng tuần, một sân khấu nhỏ trước cửa đền Hương Tượng trên phố Mã Mây, Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại sáng đèn phục vụ công chúng với những vở diễn Tuồng, được biểu diễn bởi các nghệ sĩ Tuồng đã về hưu biểu diễn.

Đối với mỗi nghệ sĩ, niềm đam mê cháy bỏng với nghề đã thôi thúc họ tiếp tục biểu diễn để luôn giữ được ngọn lửa Tuồng còn cháy mãi với thời gian.

Theo nghệ sĩ nhân dân Văn Thủy: “Với niềm đam mê nghề nghiệp, say nghề, bởi chúng tôi sống với nghề từ nhỏ tới lúc nghỉ hưu là hơn 40 năm, cái nghề nó ngấm vào máu nên khi nào có thể biểu diễn được để phục vụ nhân dân là chúng tôi đi diễn”.

Các trích đoạn được lựa chọn đều có đề tài dễ hiểu với mục đích giới thiệu về nhạc tuồng, múa tuồng, hóa trang và phục trang tuồng từ đó hiểu về đặc sắc cơ bản của hình thức diễn xướng sân khấu này. Với công chúng, khi bộ hành qua những con phố cổ có mang tâm thế xem để giải trí, để biết mà không quá khắt khe thì chính cách các nghệ sĩ nghiêm túc làm nghề cũng để lại dấu ấn tốt đẹp về tuồng trong lòng công chúng.

Bạn Nguyễn Như Quỳnh - du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Ở Thành phố Hồ Chí Minh, mình có học và biết qua về nghệ thuật tuồng, chèo. Mình khá là ấn tượng bởi nó có cái thu hút đặc biệt mà mình không tả được. Khi mình đi qua phố cổ và mình muốn dừng chân lại để xem và mình thấy nó khá là thú vị, để mình có thể biết thêm được về văn hóa của đất nước mình”. Chị Nguyễn Thanh Hằng (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) cho biết: “Mình cảm thấy rất vui, cảm thấy như mình được quay lại cảm xúc xa xưa thời mình còn nhỏ. Bởi hiện tại những chương trình biểu diễn như này rất là ít, may ra ở thành phố lớn thì họ có biểu diễn chứ ở địa phương của mình không có biểu diễn trực tiếp mà chỉ được xem qua tivi, mà trẻ em giờ hiện tại lại không xem những chương trình này”.

Kết nối Xẩm với thế hệ trẻ

Hát Xẩm là loại hình âm nhạc dân gian giàu tính nhân văn, độc đáo cả về nội dung và cách thể hiện. Những năm qua, những nghệ nhân tâm huyết đã và đang nỗ lực truyền dạy, bảo tồn môn nghệ thuật dân gian truyền thống này cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Kỳ nghỉ hè năm nay, thay vì lựa chọn đi du lịch, em Nguyễn Phúc Tường Uyên (tỉnh Quảng Ninh) lại lựa chọn tham gia lớp học hát Xẩm. Cứ đều đặn hàng tuần, Tường Uyên lại đến lớp học hát xẩm do nghệ sĩ Thu Phương truyền dạy tại di tích đình, đền Hào Nam (quận Đống Đa, Hà Nội). Điều đặc biệt của lớp học này là lớp học không thu học phí, không yêu cầu trình độ đầu vào, chỉ cần có niềm yêu thích, đam mê với âm nhạc dân gian và hát xẩm.

Nguyễn Phúc Tường Uyên cho biết: “Giai điệu của Xẩm rất là hay, nó có một cái đặc trưng riêng của nó khiến em cảm thấy rất sâu sắc. Trong quá trình học, em thấy có nhiều cái rất khó như làn điệu khó hát, khi được cầm phách thì em cũng cảm thấy khó cầm và dễ đánh sai nhịp”. Còn chị Lê Thị Giang (quận Hà Đông, Hà Nội), chia sẻ: “Từ khi mình còn đang bầu bạn ý thì mình đã nghe các làn điệu dân ca rồi, từ nhỏ lớn lên mình cũng mở cho bạn ý nghe, ru bạn ý ngủ bằng dân ca. Bởi mình mong muốn con thích âm nhạc dân tộc, hồn cốt quê hương qua đó có thể gìn giữ và phát huy được nghệ thuật truyền thống”.

Từ lúc chưa biết gõ phách, đánh nhịp… đến lóng ngóng những câu hát xẩm đầu tiên, sau một thời gian tham gia học và thực hành, đến nay, các thành viên nhí của lớp đã có thể tự tin trình diễn trên những sân khấu chuyên nghiệp, tiếp tục kế thừa, gìn giữ và lan toả những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo nghệ sĩ Thu Phương - Trung tâm Nhạc truyền thống Thăng Long: “Với mong muốn được bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của cha ông để lại, trong đó có hát xẩm. Và để nối tiếp lịch sử dân gian thì việc đào tạo rất là quan trọng, chúng tôi cũng có quan niệm rằng không có việc nào tốt hơn bằng việc đào tạo con người. Sau khi hướng dẫn các bạn nhỏ có thể học được các bài hát, những làn điệu cơ bản của hát xẩm thì chúng tôi sẽ đưa ra sân khấu để trình diễn và giới thiệu với công chúng”.

Việc truyền dạy hát xẩm cho thế hệ trẻ không chỉ làm sống lại nghệ thuật xưa, mê mẩn trước “sức sống” bền bỉ của loại hình nghệ thuật này trong xã hội đương đại mà còn là bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, để thế hệ trẻ có cái nhìn mới về văn hóa truyền thống.

Nghệ sĩ nhân dân Hương Thơm cho biết: “Ngọn lửa tuồng trong người chúng tôi lúc nào cũng luôn luôn cháy, bởi mình vẫn còn sức khỏe, vẫn còn khả năng biểu diễn, vẫn muốn gửi đến khán giả những gì đặc trưng nhất của nghệ thuật tuồng. Thứ hai là khi mình biểu diễn, mình cũng sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ nhìn vào những nghệ sĩ như chúng tôi mặc dù lớn tuổi nhưng vẫn luôn cháy bỏng niềm đam mê với nghệ thuật”.

Trần Việt - H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động