-->

Mong Tết xưa sẽ quay về

Cứ mỗi dịp hoa đào, hoa mai khoe sắc là lúc báo hiệu xuân về, người Việt chúng ta lại bước vào một cái Tết cổ truyền sum vầy. Tuy nhiên, cũng là chữ Tết, nhưng tết Nguyên Đán nay có vẻ đã “nhạt” hơn những Tết xưa. 
mong tet xua se quay ve 5 phiên chợ đậm không khí Tết không nên bỏ lỡ ở Hà thành
mong tet xua se quay ve Ký ức Tết thời mậu dịch
mong tet xua se quay ve Nhớ Tết xưa

Cũng đúng thôi, vì Tết nay đang nằm trong dòng chảy của nền kinh tế đang chuyển đổi, hội nhập quốc tế toàn diện. Do đó, chỉ khi nào nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, tin tưởng chắc chắn rằng những giá trị văn hóa truyền thống lại quay về từ muôn vạn nẻo đường.

mong tet xua se quay ve

Tết xưa

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lâu đời, trong đó Tết là một trong những sự kiện quan trọng nhất. Theo diễn tiến thời gian, chiều 30 Tết là một khoảng thời gian hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với người Việt. Mọi người tề tựu về bên đại gia đình của mình cùng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết, cùng ăn bữa cơm tất niên chung vui. Đây là mốc thời gian đánh dấu những ngày lễ Tết chính thức được bắt đầu.

Đêm 30 Tết, cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng cùng chờ đợi thời khắc giao thừa. Lũ trẻ con thì chăm chú lắng nghe bà kể chuyện bánh chưng, bánh dày mà quên đi giấc ngủ thường nhật. Và, cuối cùng thì cái thời khắc giao thừa thiêng liêng ấy cũng đã đến, năm mới, xuân mới cũng đã sang, ông bà phát cho con cháu tiền lì xì mừng tuổi đầu năm, ai hay chữ nghĩa thì khai bút, còn lại thì đi hái lộc, xin lộc đầu năm…

Sáng mùng Một Tết, đa số dành thời gian cho gia đình, làm mâm cơm cúng tổ tiên; sau đó ông, bà, bố mẹ đưa con cái đến thắp hương cho dòng họ; mang lễ vật sang nhà các bác… các lễ nghi ngày Tết đối với tổ tiên. Xong thì người lớn, trẻ con đều tham gia vào các trò chơi dân gian. Trong đó, môn đánh đu, chơi xà keo, thi nấu cơm là không thể thiếu. Còn ở thành phố thì đi vãn cảnh, thăm bà con, anh em, họ hàng bạn bè…

Tết nay

Tết xưa là vậy nhưng Tết nay đã khác lắm rồi. Vẫn bánh chưng đấy, kẹo mứt đấy…nhưng hiếm có ai tự làm ra. Một trăm người trẻ dù nông thôn hay thành thị thì chắc chắn phải có ít nhất trên chín mươi người biết sử dụng thành thạo internet, nhưng cũng trăm người ấy chưa chắc chỉ có 1/10 trong số họ biết gói bánh chưng chứ chưa nói biết làm những thứ bánh phức tạp ngày Tết khác. Dòng chảy khắc nghiệt của thời gian và sự hội nhập, biết sao đây, song trong sâu thẳm vẫn đượm buồn.

Tết ngày nay chỉ thấy thiên hạ bàn nhiều đến chuyện thưởng Tết, nghỉ Tết là chính, cái Tết đúng nghĩa ngày xưa đã biến đổi rất nhiều, ngay cả cái lễ nghĩa ngày Tết cũng bị đảo lộn lên cả: “Mồng Một Tết Cha. Mồng hai Tết Mẹ. Mồng ba Tết Thầy”. Nay, chưa Tết những ai làm trong các cơ quan, công sở lo ngay ngáy chuyện đi ngoại giao Tết. Sau đó, mới tất bật ra phố mua sắm cho mình.

Ai có quê hương, còn bố mẹ thì về, không thì lo đi du lịch chơi Tết. Thôn quê, Tết giờ cũng hiếm trò chơi, mà có trò chơi như đánh đu cũng vắng hoe người. Tiếng lợn lêu lúc mờ sáng, do mấy nhà chung nhau mổ con lợn ăn Tết hay hì hục kỳ cọ lá gói bánh giờ cũng thưa hơn. Những nơi làng lên phố, hay thôn quê nhà ai kinh tế khá giả, hoặc con cái đi xa cũng “ra chợ” xách về tuốt. Tết thời kinh tế mở, đâm ra cái gì cũng thị trường thành ra Tết nhạt.

Và Tết xưa sẽ quay trở lại

Ngồi ăn Tết nay, trong tôi thầm nghĩ, có lẽ đây chỉ là tính tất yếu của những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi, chứ không riêng gì Việt Nam. Chắc chắn, khi mọi thứ tiếp cận ngưỡng văn hóa, hay kinh tế nào đó, những giá trị đích thực về văn hóa của dân tộc lại hiện về. Và đây chính là niềm tự hào quốc gia sẽ không bao giờ bị đánh đổi.

Vẫn biết, cách mạng công nghiệp 4.0 hay sự thay đổi của công nghệ có “chóng mặt” thế nào thì đó vẫn là mẫu số chung thành tựu của toàn nhân loại, còn văn hóa là mẫu số riêng về tâm thế của dân tộc đó. Chẳng thế, hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc… họ vẫn lưu giữ bản sắc văn hóa trong dân chúng một cách tuyệt vời.

Bởi thế, một lần nữa với tôi, sau sự xáo trộn của nền kinh tế đang chuyển đổi, khi giới trẻ đã hội tụ quá đủ tinh túy của văn hóa khắp năm châu, thì cũng đồng thời giới trẻ lại tìm về với giá trị văn hóa của riêng mình, văn hóa mang tên Việt Nam.

Nói một cách ngắn gọn, giống như chàng trai, cô gái đến tuổi trưởng thành họ ra đi tìm đến những chân trời mới để học hỏi, cảm nhận những nền văn minh mới, nhưng một ngày đẹp trời mới chợt nhận ra và thức tỉnh chẳng đâu bằng quê hương mình, chẳng đâu bằng chính ngôi nhà đã sinh ra mình. Do đó, dù vật đổi sao dời thế nào đi chăng nữa, tin tưởng chắc chắn rằng một ngày nào đó, Tết sẽ về đúng giá trị thực của nó.

Hải Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động