-->

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào

Chọn nghề trồng đào để làm giàu, anh Nguyễn Văn Quyết (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã miệt mài nghiên cứu để phát triển cây đào cho ra hoa có màu sắc đẹp và bền cánh. Giờ đây, sau 10 năm “trồng hoa trên đất lúa”, anh đã trở thành Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp trồng hoa đào xã Hồng Hà, giúp hàng chục hộ dân làm giàu từ hoa đào.
Người trồng đào thất thốn tất bật vào vụ mới Các chủ vườn tất bật “hồi sinh” đào sau Tết Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết

Quay lại câu chuyện từ 10 năm trước, khi anh Nguyễn Văn Quyết được kết nạp vào Hội Nông dân xã Hồng Hà. Năm 2006, theo chủ trương của chính quyền xã, huyện, anh cùng gia đình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây đu đủ và rau. Thế nhưng, lăn lộn suốt nhiều năm, cây đu đủ và rau vẫn không hiệu quả cao như anh mong muốn.

Năm 2011, nhận thấy nhu cầu của thị trường về hoa đào trong dịp Tết, anh đã mang giống đào Nhật Tân về trồng thử trên diện tích 1.000m2. Do hợp thời tiết và đất trồng, nên cây đào phát triển rất tốt nhưng không cho hoa đúng Tết.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Anh Nguyễn Văn Quyết chăm sóc vườn đào.

Dù buồn, nhưng anh vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, tiếp tục tìm hiểu thêm về cách chăm sóc cây đào. Đến hết năm 2012, diện tích trồng hoa đào của gia đình anh đã cho những kết quả bước đầu, đặc biệt cho hoa có màu sắc đẹp và bền cánh.

Năm 2017, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã, gia đình anh được tiếp cận với vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ nông dân của thành phố Hà Nội với lãi suất ưu đãi, anh quyết định tăng diện tích lên 5.000m2 và thu được năng suất cao vào đầu năm 2018.

Năm 2018, anh mạnh dạn tăng thêm 1ha trồng đào, đồng thời áp dụng những biện pháp canh tác mới, giảm thiểu phun thuốc trừ sâu và hóa chất diệt cỏ. Toàn bộ diện tích trồng đào của gia đình đều dùng màng phủ nông nghiệp.

Thừa thắng xông lên, năm 2019, do nhu cầu thị trường tăng, anh đã mở rộng các kênh bán hàng và đã tăng thêm diện tích trồng đào. Đồng thời, thuê đất của các hộ trồng lúa để chuyển đổi, tăng diện tích trồng hoa đào thêm 2ha.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Đây cũng là mô hình điển hình "Cánh đồng thân thiện với môi trường" của Hội Nông dân xã Hồng Hà.

Tiếp tục được Hội nông dân xã tạo điều kiện vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân và nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn, gia đình anh mạnh dạn mở rộng sản xuất và đa dạng sản phẩm. Đến năm 2022 gia đình anh Quyết đã có tổng diện tích trồng hoa đào lên đến 8ha.

Nhờ cây hoa đào đem lại giá trị kinh tế cao, nguồn thu nhập gia đình anh Quyết được cải thiện rõ rệt. Anh chia sẻ: “Gia đình tôi có 2 nhân khẩu đều là lao động chính, trung bình trong năm doanh thu đã trừ chi phí mỗi lao động có thu nhập từ 17-19 triệu đồng/người/tháng”.

Bên cạnh đó, “vựa” đào của gia đình anh còn thu hút được nhiều lao động. Anh thường xuyên tạo việc làm cho 20-25 lao động với mức thu nhập bình quân từ 6-9 triệu đồng/người/tháng. Những lúc mùa vụ thu hút tới 40-50 lao động.

Không chỉ là nông dân làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Văn Quyết còn là người nông dân có tinh thần tương thân tương ái. Anh quan tâm đến công tác giảm nghèo ở xã, mỗi năm gia đình anh đều quan tâm giúp đỡ các hộ nghèo như ủng hộ xây, sửa nhà, cho vay vốn làm kinh tế. Ai muốn trồng đào anh đều đào tạo dạy nghề, từ kỹ thuật trồng chăm sóc hoa đào, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh… cho đến việc trao đổi những kinh nghiệm về kinh doanh, nuôi cá lồng, nuôi lợn, gà... Chính anh đã đứng ra đào tạo để mỗi năm có từ 15-20 lao động có nghề thành thạo. Trong những năm qua, anh đã góp phần giúp 7 hộ thoát nghèo.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Những cây đào tươi tốt này sẽ cho ra hoa vào dịp Tết.

“Nhận thấy tiềm năng của cây hoa đào, Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhất là Hội Nông dân xã đã quan tâm giúp đỡ những người nông dân. Qua đó, tổ chức tập huấn kỹ thuật, mở lớp đào tạo nghề, giúp đỡ về vốn, đồng thời, đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao. Chính vì vậy, gia đình tôi đã cùng với nhiều hộ nông dân khác trong xã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, trên toàn xã đã có khảng 40 hộ dân tham gia trồng hoa đào, với diện tích khoảng 30ha”, anh Quyết cho biết.

Nhờ vậy, nghề trồng hoa đào ở Hồng Hà hiện nay đã thu hút trên 100 lao động có việc làm và có mức thu nhập thường xuyên khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Quyết luôn học hỏi nâng cao trình độ về kỹ thuật, nhờ đó hướng dẫn các hộ khác để cùng nhau phát triển, góp phần lớn vào việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Đan Phượng.

Đối với công tác từ thiện, gia đình anh thường xuyên tham gia ủng hộ các loại quỹ như: Quỹ chất độc da cam, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ hỗ trợ nông dân của xã... với số tiền từ 50-70 triệu đồng/năm; tặng các hộ hội viên nông dân khó khăn nhiều suất quà, gạo,… lên đến hàng trăm triệu đồng.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Gia đình anh Quyết đã có tổng diện tích trồng hoa đào lên đến 8ha.

Góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng xã thành phường, trong những năm qua, gia đình anh Quyết đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều gia đình còn khó khăn, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã Hồng Hà nói riêng, và huyện Đan Phượng nói chung. Qua đó, góp một phần nhỏ giúp huyện Đan Phượng trở thành một trong những huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Bản thân anh và gia đình luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương. Tích cực tham gia ủng hộ xây dựng công tác Hội và phong trào nông dân. Trong sản xuất kinh doanh, luôn lấy chữ tín lên hàng đầu, chấp hành các nghĩa vụ giao nộp thuế đầy đủ, những quy định trong sản xuất, kinh doanh.

Nhờ vậy, anh đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, huyện Đan Phượng và xã Hồng Hà tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Điển hình, năm 2019 gia đình anh được Chứng nhận “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Thành phố giai đoạn 2015 - 2019”; Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023” cấp Thành phố; được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” và vinh danh tại Kỷ yếu "Gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, xuất sắc thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2023".

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Ngày 16/4, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ Hợp tổ chức chương trình “Truyền thông pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động”.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?

Tin khác

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động