--> -->

Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết

Trên những cánh đồng, người trồng đào, quất xã Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) đang khéo léo tỉa cành, tạo dáng, chăm sóc những cây hoa, đào, quất cảnh… để kịp đưa ra thị trường. Vụ sản xuất dịp Tết Nguyên đán này được kỳ vọng sẽ đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình.
Làng đào Nhật Tân rực rỡ ngày giáp Tết Người trồng đào lao đao vì… nắng Người trồng đào thất thốn tất bật vào vụ mới

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Thời điểm này các nhà vườn trồng đào, quất trên địa bàn huyện Thường Tín đang hối hả bắt tay vào gò thế, tỉa lá, tạo dáng làm đẹp cho cây để cung ứng ra thị trường.

Đến xã Vân Tảo (huyện Thường Tín) vào những ngày này, người viết cảm nhận được sự hối hả, tất bật của những người dân trồng đào, quất ở nơi đây. Những tiếng cười nói rôm rả từ ngoài đồng hòa cùng không khí lao động hăng say của người dân trong tiết trời đang chuyển mùa.

Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết
Nhiều chủ vườn đào cho biết, để có được những cây đào đẹp cho mỗi gia đình đón xuân, những người trồng đào đều trải qua quá trình chăm sóc rất công phu.

Những gốc đào đang trổ nụ, đơm bông được bàn tay khéo léo của những người nông dân tạo kiểu, uốn dáng độc đáo, phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Các dáng cây truyền thống được các nhà vườn ưu tiên tỉa cành, tạo dáng như: đào thế huyền, đào cổ thụ, quất thế, quất hình tháp; đặc biệt một số ít nhà vườn tỉ mỉ hơn khi trồng quất trong chum, dáng bonsai…

Nhiều chủ vườn đào cho biết, để có được những cây đào đẹp cho mỗi gia đình đón xuân, những người trồng đào đều trải qua quá trình chăm sóc rất công phu.

Theo đó, để chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán 2023, những ngày này, các chủ vườn thường xuyên túc trực ở ruộng để chăm sóc, cắt tỉa, níu cành để có sản phẩm đẹp đáp ứng thị trường.

Chị Phạm Thị Thúy ở làng hoa Vân Tảo cho biết: “Gia đình tôi trồng một sào với trên 400 cây đào. Công việc chăm sóc quất được thực hiện từ đầu năm nhưng đến khoảng Rằm tháng 8 âm lịch tôi bắt đầu gò đào để tạo dáng cây, đồng thời cắt tỉa cành xấu”.

Cũng theo chị Thúy, để cây đào có dáng thế, mẫu mã đẹp đúng vào dịp tết thì giai đoạn gò cây là thời điểm quan trọng nhất, có tính quyết định cho chất lượng hoa, thế cây sau này. Vì vậy, ngoài vun, xới, tưới nước thường xuyên, thời điểm này nông dân đang tập trung gò, uốn tạo thế cho cây.

Sau công đoạn này, các nhà vườn sẽ dựa vào thời tiết để tiếp tục chăm bón. Bên cạnh đó, đào Vân Tảo được để phát triển tự nhiên, không uốn cành nên rất bắt mắt, mỗi cây đều có đặc điểm dáng riêng. Đặc biệt, người trồng đào rất biết cách chăm sóc để cho nụ nhiều và to, điều đó tạo cho đào nơi đây tràn đầy nhựa sống.

Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết
Với người dân trồng đào cảnh, Tết là vụ quan trọng nhất trong năm, vì đây là thời điểm thu hoạch sau một năm lao động vất vả.

Với kinh nghiệm trồng đào nhiều năm, dù năm nay, thời tiết nắng nhiều, nhưng người trồng đào vẫn cho ra những cây đào đẹp. Với người dân trồng đào cảnh, Tết là vụ quan trọng nhất trong năm, vì đây là thời điểm thu hoạch sau một năm lao động vất vả.

Anh Nguyễn Đức Vánh, chủ một vườn đào ở thôn Nội Thôn (xã Vân Tảo) cũng chia sẻ, trồng cây cả năm chờ đến ngày hái quả, nếu bị bỏ lỡ mất công đoạn nào thì coi như người trồng đào bị thất thu.

“Năm nào cũng vậy, trước Tết khoảng hơn 2 tháng là tôi đã phải thuê thêm 2 đến 3 nhân công để làm phụ cùng. Từ khâu ủ phân, tuốt lá, đánh gốc trồng vào chậu, tưới nước và chăm sóc cây… Thường thì các chủ vườn sẽ thuê những người làm lâu năm, đã quen với nghề để đảm bảo công việc vừa nhanh vừa hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không thuê sớm, dịp cuối năm tìm được người làm rất hiếm”, anh Vánh cho biết.

Anh Vánh còn cho biết thêm, tùy vào từng loại đào thời gian tuốt lá sẽ khác nhau. Đào hạt có thời gian dài ngày hơn nên thường tuốt lá vào khoảng từ 15 đến 25 tháng 10 âm lịch. Đào bích thời gian ngắn ngày hơn thường tuốt vào khoảng từ 5 đến 15 tháng 11 âm lịch, những cây già yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe. Việc chăm đào, tuốt lá được coi là một trong những khâu quan trọng nhất.

Xuân Quý Mão 2023 đang về trên những nẻo đường, trên những cánh đồng hoa, cây cảnh của Vân Tảo. Cây đào và nhiều loại hoa, cây cảnh có giá trị khác đã, đang mở ra hướng phát triển mới cho vùng đất trù phú Vân Tảo với những kỳ vọng mới, thành công mới. Sắc hoa đào và nhiều loại hoa, cây cảnh đang tạo nên hình ảnh rực rỡ đầy sức sống của miền quê nông thôn mới Vân Tảo hôm nay.

Theo chia sẻ của những người trồng đào Vân Tảo, từ năm 1990, những cây đào đầu tiên được người dân xã Vân Tảo mang về trồng với mong ước gieo hạt cho những mùa xuân mới… Từ đó, diện tích trồng đào ngày càng được mở rộng hơn. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những vườn đào ở Vân Tảo lại đơm hoa, khoe sắc. Vân Tảo hôm nay đã trở thành vựa trồng đào có tiếng của Hà Nội, khẳng định hướng phát triển mới cho vùng đất nông nghiệp trù phú và mang đến cuộc sống ấm no, sung túc cho người dân nơi đây.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động