-->

Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán

Những ngày giáp Tết, nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã xuất hiện các gốc đào, quất được đưa về từ Mộc Châu, Sơn La, Sapa, Hưng Yên… để phục vụ bà con chơi Tết.
Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân

Nhiều tuyến phố Hà Nội như Phạm Hùng, Dương Đình Nghệ, Trần Thái Tông, Lê Văn Lương,… đã bày bán la liệt mai, đào, quất cảnh chơi Tết. Những cành đào rừng và gốc đào cổ thụ chủ yếu được đưa về từ Mộc Châu, Sơn La, Sapa.

Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán
Nhiều gốc đào cổ thụ được bày bán tại chợ hoa Mỹ ĐÌnh phục vụ nhu cầu khách hàng.

Anh Thành, chủ một vườn đào cổ thụ tại Mộc Châu cho hay: “Vườn nhà tôi năm nay có khoảng 5.000 gốc đào cổ thụ, được đưa đi khắp các tỉnh miền Bắc để phục vụ nhu cầu chơi Tết của khách hàng.

Tại chợ hoa ở Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chúng tôi có khoảng 800 gốc đào cổ thụ và chợ hoa ở Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có gần 200 gốc, còn lại rải rác ở các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Các gốc đào có tuổi từ hàng chục đến cả trăm năm, nên giá thuê thấp nhất từ 10 triệu đồng, cao nhất là 250 triệu đồng cho một cặp đào cổ thụ cao 5 mét với tuổi đời gần 100 năm”.

Theo anh Thành, giá trị của đào cổ thụ bắt nguồn từ quá trình uốn cành và tạo dáng, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Từ những bước đầu tiên uốn nắn cành, đến khi tạo ra một gốc đào đẹp để chơi Tết không chỉ là sự kiên nhẫn, mà còn là tài nghệ của người thợ và sự chăm sóc tỉ mỉ của các nhà vườn.

Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cũng góp phần làm giá cây tăng cao. Mỗi gốc đào cổ thụ phải được vận chuyển riêng bằng xe đầu kéo từ Mộc Châu xuống Hà Nội, với chi phí mỗi chuyến lên đến khoảng 10 triệu đồng.

Ngoài những chậu đào cổ thụ thì những cành đào, mai và mận rừng cũng rất được ưa chuộng. Các thương lái gom cành đào, mai, mận từ Sapa, Mộc Châu, Lạng Sơn rồi đưa xuống Hà Nội để bán. Mỗi cành chơi được khoảng hơn 1 tháng, hoa nở vài tuần mới rụng. Giá những loại cành này dao động từ vài triệu đến khoảng gần 10 triệu đồng, tùy vào độ lâu năm của cây.

Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán
Ngoài đào thì hoa mận cũng là loài cây được yêu thích dịp Tết đến.

Quất cảnh cũng là một trong những loài cây đặc trưng dịp Tết Nguyên đán. Theo ghi nhận, nhiều cây quất cảnh bày bán trên đường phố Hà Nội năm nay được nhập về từ Hưng Yên, bên cạnh quất từ “thủ phủ đào quất” Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội).

Giá quất bonsai, quất mini dao động khoảng vài trăm nghìn đồng một chậu tùy kích thước. Những cây quất cỡ trung bình có giá từ khoảng 2 triệu đến 5 triệu mỗi chậu. Cũng có những cây quất tạo hình độc đáo được rao giá cao, như hai chậu quất tạo hình lục bình bày bán ở chợ hoa Mỹ Đình được rao bán với giá 50 triệu đồng/cặp.

Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán
Hai chậu quất tạo hình lục bình có giá 50 triệu đồng.

Thời điểm này, nhiều gia đình đã xuống phố chọn cây về trang trí đón xuân. Gia đình anh Phong đã “chốt” được cây quất cảnh giá 2.800.000 đồng về trang trí trong gia đình. Anh chia sẻ: “Tôi cảm thấy mua quất vào thời điểm này là hợp lý nhất, vì không vướng vào thời điểm vội vã dọn nhà, hay chuẩn bị bánh trái đón Tết. Hơn nữa, việc đưa sắc xuân vào nhà sớm cũng khiến không gian trở nên ấm cúng và vui vẻ hơn.”

Gia đình anh Phong cũng dự định sẽ mua thêm cây đào hoặc cành mai nữa để trong nhà có đủ đầy không khí Tết.

Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán
Khách hàng tấp nập chở đào quất về nhà.

Ngoài đào và quất là hai loại cây phổ biến nhất ngày Tết, các chợ hoa và nhiều tuyến phố cũng bày bán nhiều loại cây đẹp trưng bày năm mới khác như cúc mâm xôi, hoa hồng, hoa trạng nguyên, hoa đồng tiền,… Giá cả các loại hoa này ở mức bình ổn, không biến động quá nhiều so với các năm trước đó và vẫn thu hút đông đảo khách hàng tới mua.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Ngày 16/4, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ Hợp tổ chức chương trình “Truyền thông pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động”.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động