Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp
Đa số các đại biểu cơ bản nhất trí với cơ sở chính trị và cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp như đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Các nội dung được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại dự án Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nghiệp phát triển.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Về sửa đổi, bổ sung đối tượng được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp bao gồm viên chức, Dự thảo Luật theo Tờ trình số 286/TTr-CP đã tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát các quy định có liên quan tại các dự án Luật cùng trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9, quy định thống nhất tại dự án Luật này các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp theo hướng sửa đổi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp, bổ sung trường hợp viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền góp vốn vào doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập, hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình) cho biết, trong thực tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Do đó, không chỉ quy định mỗi cơ sở giáo dục đại học được thực hiện, mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần được tham gia.
Đại biểu tỉnh Thái Bình đề nghị sửa đổi, bổ sung cụm từ “cơ sở giáo dục nghề nghiệp” tại điểm b, khoản 2, Điều 17 như sau: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trừ viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra. Trường hợp viên chức là người lao động thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thì phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp”.
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) đề xuất, cần xây dựng quy định kiểm soát chặt chẽ và có cơ chế hậu kiểm đối với viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, do chính cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập. Đồng thời, cần yêu cầu các viên chức này định kỳ báo cáo minh bạch hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp khác không có vốn hoặc không có sự tham gia của viên chức, nhằm tránh trường hợp viên chức lợi dụng vị trí để trục lợi.
Theo hướng tiếp cận khác, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội) đánh giá cao việc dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã mở rộng quyền của viên chức tại cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, quy định này lại đang mâu thuẫn với Điều 49 dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng trình Quốc hội trong kỳ họp này, trong đó quy định rộng hơn, bao gồm viên chức tại tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Điều này tạo ra sự thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà lưu ý, không phải mọi cơ sở giáo dục đại học công lập đều là tổ chức khoa học, công nghệ và ngược lại. Vì vậy, dự thảo Luật Doanh nghiệp cần điều chỉnh để mở rộng đối tượng, phù hợp với dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo nhằm tránh chồng chéo, đảm bảo đồng bộ pháp luật, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công lập.
![]() |
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Giải trình trước Quốc hội về nội dung sửa đổi, bổ sung đối tượng được phép tham gia thành lập, quản lý, điều hành và làm việc tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt để tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã cho phép viên chức quản lý tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập được tham gia góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp do các đơn vị này thành lập hoặc tham gia thành lập, nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Hiện nay, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã thể chế hóa chủ trương này đối với viên chức làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Tuy nhiên, nhằm thể chế hóa tại Luật đối với đối tượng còn lại là viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đề xuất sửa đổi điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp nhằm bổ sung quy định đối tượng viên chức, viên chức quản lý làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.
![]() |
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, nội dung đề xuất không trùng lặp với quy định trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo mà nhằm bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý cho đối tượng viên chức trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Về đề nghị mở rộng thêm đối tượng áp dụng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp thu và nghiên cứu thêm.
Hiện nội dung cho phép viên chức tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia quản lý doanh nghiệp đang được thí điểm trong khuôn khổ Luật Thủ đô. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, nên tiếp tục theo dõi quá trình triển khai tại Hà Nội để có cơ sở thực tiễn đánh giá, từ đó có thể cập nhật, hoàn thiện quy định pháp luật trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh
Tin khác

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người
Sự kiện 05/07/2025 17:32

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự
Sự kiện 04/07/2025 20:05

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự
Sự kiện 04/07/2025 13:53

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí
Sự kiện 03/07/2025 12:20

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Sự kiện 02/07/2025 17:30

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 02/07/2025 15:30

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
Sự kiện 02/07/2025 11:14

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
Sự kiện 02/07/2025 10:49

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Sự kiện 01/07/2025 20:19

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Sự kiện 01/07/2025 16:53