-->

Miễn học phí cho học sinh trường công: Bước đột phá trong kỷ nguyên mới

Việc Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9/2025 trở đi) là tin vui với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng đông đảo phụ huynh, học sinh; thể hiện tính ưu việt của chế độ, suốt bao năm nay mới thực hiện được.
Xây trường và học phí Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí Miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến phổ thông công lập

Không còn nỗi lo học phí

Trong phiên họp Bộ Chính trị ngày 28/2 để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, nhanh chóng hơn nữa các nội dung của Nghị quyết 18 trong năm 2025.

Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9/2025 trở đi). Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Tài Chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc quyết định này.

Vui mừng vì quyết định nhân văn
Từ đầu năm học 2025 - 2026, học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước sẽ được miễn toàn bộ học phí.

Ngay sau khi được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nhiều nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh đã bày tỏ niềm vui, cũng như sự đồng tình, ủng hộ trước quyết định đầy tính nhân văn của Bộ Chính trị. Đây là nguồn động lực lớn để các nhà trường, gia đình có thêm điều kiện chăm lo, đầu tư cho việc học tập của học sinh.

Chị Hà Thị Huyền Trang (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, bản thân chị và gia đình cảm thấy rất vui mừng khi nghe tin từ đầu năm học 2025 - 2026, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước. Chị Trang kể, vợ chồng chị là người Thái Bình, lên Hà Nội làm việc gần 10 năm nay. Chị và chồng đều là lao động tự do, tiền mỗi tháng kiếm được chỉ đủ lo sinh hoạt và ăn học cho hai con. “Có thể với những gia đình khá giả, tiền học phí không phải là vấn đề, nhưng với những gia đình như chúng tôi thì đây là một quyết định thật sự có ý nghĩa”, chị Trang tâm sự.

Là phụ huynh có 3 con đang trong độ tuổi ăn học, chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Khi nhận được thông tin này, tôi cảm thấy rất phấn khởi vì giảm bớt được gánh nặng về chi phí học hành của con. Hiện nhà tôi có 1 cháu học lớp 12, 1 cháu học lớp 4 và cháu còn lại học mẫu giáo. Các khoản thu, bao gồm cả học phí của con luôn khiến tôi lo lắng. Kinh tế không thuộc dạng khá giả nên khoản chi này chiếm một phần tương đối trong thu nhập của vợ chồng tôi. Chính vì vậy, tôi cho rằng đây là quyết định rất nhân văn”.

Cô giáo Phạm Khánh Vân (giáo viên Trường Trung học cơ sở Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho rằng, học phí luôn là vấn đề được quan tâm và tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định phù hợp thực tiễn.

“Với quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước từ đầu năm học 2025 - 2026 của Bộ Chính trị sẽ làm giảm bớt một phần gánh nặng đối với gia đình học sinh, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp, gia đình sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong thời điểm giá cả leo thang đang tác động rất lớn đến đời sống; từ đó các gia đình sẽ có thêm nguồn lực để chăm lo cho việc học tập của con tốt hơn”, cô giáo Phạm Khánh Vân chia sẻ.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An (Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội), hiện nay, muốn nâng cao chất lượng nguồn lực, muốn đất nước phát triển bền vững thì phải chú ý vào giáo dục. “Tôi cho rằng quyết định của Bộ Chính trị về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập là một quyết định rất tuyệt vời, vừa động viên học sinh chăm chỉ học tập, vừa tiếp tục khẳng định chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu và luôn được ưu tiên, phù hợp với bước phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An bày tỏ.

Góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định về việc miễn học phí cho học sinh. Theo quy định hiện hành, từ ngày 1/9/2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến trung học cơ sở (đến hết lớp 9).

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quy định chính sách giảm 50% - 70% học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh dân tộc (học ở trường công lập và trường dân lập, tư thục).

Vui mừng vì quyết định nhân văn
Việc thực hiện chính sách miễn học phí sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên). Trong đó có: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.

Về kinh phí để thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh, trên cơ sở báo cáo của 46 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến thời điểm hiện tại và các tài liệu, báo cáo gần đây, Bộ GD&ĐT căn cứ theo mức học phí tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ để ước tính nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông là khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương sẽ phải thực hiện ít hơn số này.

Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, việc thực hiện chính sách miễn học phí cho toàn bộ trẻ em mầm non đến trung học phổ thông trên cả nước sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội.

Theo các chuyên gia, quyết định miễn học phí đối với học sinh trường công của Bộ Chính trị thể hiện quan điểm xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng ta "ai cũng được học hành"; "giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu". Cạnh đó, nhiều người mong muốn, khi kinh tế phát triển, nguồn ngân sách dồi dào, Thành phố có thể xem xét thu hồi các trụ sở cơ quan sau khi hợp nhất, dừng hoạt động để tiến hành cải tạo, xây trường công cho học sinh.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Tại một số doanh nghiệp, giá vàng miếng và vàng nhẫn đã lên mức kỷ lục 111 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.

Tin khác

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Hội nghị P4G 2025: Hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Hội nghị P4G 2025: Hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư sẽ chính thức diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 - 17/4/2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”. Đây là sự kiện đa phương cấp cao lớn nhất về tăng trưởng xanh do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026.
Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức công bố, ra mắt Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế, Nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân cần đạt được yêu cầu đột phá cả trong giải pháp và cách làm.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thực hiện bằng nhiều hình thức; đưa vào nội dung sinh hoạt cấp ủy, thông tin kịp thời các phương án, mô hình hệ thống tổ chức, đề án sắp xếp; các chế độ, chính sách đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó đã động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Xem thêm
Phiên bản di động