-->

"Lương - giá" bao giờ về chung “một nhà”?

(LĐTĐ) Nhận lương tháng 11, khoảng hơn 20 triệu đồng, ngồi gật gù trà đá vỉa hè, anh Tuấn hiện đang đầu quân cho một công ty về lĩnh vực công nghệ vừa thưởng trà sáng vừa lướt web xem các dự án nhà ở và giá cả ra sao để tìm một căn chung cư, nhưng cứ thấy anh lắc đầu lia lịa. Những tên tuổi gọi là có tiếng, giá được các đại lý chào bán toàn 70 triệu - 100 triệu đồng/m2!
Sẽ tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng Siết chi tiêu cho tăng lương

Không những giá bất động sản vẫn đang ở mức quá cao bất chấp kinh tế khó khăn thì giá sinh hoạt cũng mỗi ngày leo thang. Ông Dân Hồng, một cán bộ về hưu, lương khoảng 9 triệu đồng/tháng, so với mặt lương hưu chung như thế cũng khá cao, vậy mà có tháng chỉ “đóng” phong bì đi đám cưới, đám hiếu, thăm người ốm… cũng hết gần cả tháng lương.

Ông Hồng nói, vài năm trước, đi cưới mừng phong thư 500 nghìn đồng là đủ, nay nếu vẫn mức ấy chủ nhà lỗ, nên mặt bằng chung là 1 triệu đồng, thân nữa cao hơn. Tương tự, mọi thứ khác cũng phải “đi” cao hơn. “Kinh tế thế giới đang khó khăn làm cho kinh tế nước nhà cũng vậy. Lẽ ra theo quy luật, giá trị của đồng tiền phải cao lên, đồng nghĩa giá cả phải đi xuống, nhưng thực tế thì đang đi ngược lại” - ông Hồng Dân thắc mắc.

Việc tăng lương cơ bản cho công chức, viên chức, người về hưu theo lộ trình; tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động để hướng tới mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu. Song để người lao động sống được bằng lương, tích lũy cá nhân từ lương, thu nhập điều quan trọng quỹ đạo lương - giá phải là một thể thống nhất (Ảnh: minh họa).

Trường hợp của anh Tuấn công tác trong lĩnh vực công nghệ lương tương đối cao; ông Dân Hồng cán bộ về hưu mọi thứ đã ổn định mà vẫn còn “lắc đầu” với mặt bằng giá cả, thì những người làm công ăn lương còn khó khăn hơn nhiều. Những người làm cho các công ty tư nhân, khu vực ngoài Nhà nước thu nhập trung bình từ 8-20 triệu đồng/tháng; viên chức, công chức, người lao động mới ra trường hệ số 2,34 phải chịu cảnh đi thuê nhà và “trăm thứ” cần chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xã hội… áp lực cuộc sống thực sự lớn. Nỗi lo cơm áo, gạo, tiền cho cuộc sống mưu sinh đã vất vả huống gì giấc mơ “an cư”.

Xét góc độ tổng thế, điều không thể phủ nhận, gần 4 thập kỷ đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có những bước tiến dài, đạt được những thành tựu chưa từng có trong lịch sử; đời sống, thu nhập của người dân được cải thiện rõ rệt. Số người giàu, người thu nhập cao, thu nhập trung bình ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhìn vào “hướng đi” của tọa độ lương - giá đang ngày một cách xa nhau. Một nền kinh tế được cho là phát triển tương đối hoàn thiện, lương - giá phải là một thể thống nhất. Nghĩa là, người làm công ăn lương ở bất kỳ lĩnh vực, phân ngành nào của nền kinh tế đều phải sống được bằng lương và có tích lũy từ lương, thu nhập.

Không nói đâu xa, tại một số nước có thu nhập tương đối cao ở khu vực Đông Nam Á, cử nhân hay kỹ sư ra trường đi làm cho các cơ quan Nhà nước, công ty, thông thường họ chỉ nhận được khoảng 80% số tiền lương trong tháng để dùng cho việc chi tiêu cá nhân; còn lại khoảng 20% tự động “chảy vào” ngân hàng… 20% số tiền từ lương đó chính là tài sản đảm bảo để lao động đó mua nhà hay mua xe trả góp.

Còn ở ta, lương viên chức, công chức dao động ở mức 5 triệu đến gần 20 triệu đồng/tháng (kể cả phụ cấp), nhưng giá một mét vuông nhà chung cư lên tới 30 - 100 triệu đồng/m2. Không nói đâu xa, mệnh giá phong thư đi mừng một đám cưới hiện nay cũng bằng khoảng 10-20% tiền lương của người lao động. Đây là một trong những bất cập và khiếm khuyết lớn nhất xét trên góc độ lý thuyết về kinh tế hiện nay. Và cũng là lý do, tại sao lại diễn ra tình tình trạng dạy thêm, học thêm; khám, chữa bệnh thêm, hay nói ngắn gọn người lao động phải làm thêm mới có đủ tiền tích lũy cho những việc lớn hơn…

Trở lại câu chuyện của ông Dân Hồng, khi bàn về vấn đề lương - giá ông nói, theo đúng quy luật, hai yếu tố này phải như “vợ với chồng” cùng phải ở chung một nhà. Nhưng thực tế, mặt bằng lương hiện đang dưới đất, mặt bằng giá lại đang trên cao. Để người lao động sống, tích lũy được từ đồng lương điều quan trọng chúng ta phải nghĩ cách làm thế nào để đưa quỹ đạo lương - giá là một thể thống nhất!

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Một trong những thông điệp của chuyến thăm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 7/1, chính là phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm, tiến tới xóa nghèo.
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Ngày 22/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Nghị quyết). Đây thực sự là Nghị quyết mang tầm chiến lược để nước ta đi tắt, đón đầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước “hóa rồng” trong kỷ nguyên mới.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động