--> -->

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, từ khi thành lập nước đến nay, qua 4 lần cải cách tiền lương, nhưng chưa lần nào đồng bộ, toàn diện, căn bản như chính sách tiền lương mới này. Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lý.
Sẽ thực hiện 6 nội dung về cải cách tiền lương Sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Ngày 24/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội. Trong đó, vấn đề cải cách tiền lương được nhiều đại biểu quan tâm.

Xóa bỏ mức lương cơ sở và trả theo vị trí việc làm

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, những năm qua, việc tăng lương cơ sở 7% thực ra là bù vào trượt giá, chưa phải cải cách tiền lương.

Đến thời điểm này đã chín muồi để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, thời điểm này đã chín muồi để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho rằng, đi cùng cải cách tiền lương khu vực công thì phải cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước, cũng như điều chỉnh phù hợp lương với đối tượng hưu trí và các đối tượng khác.

Với khu vực công, quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở và trả lương theo vị trí việc làm. Ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, đề nghị cải cách lương ở khu vực này với các nội dung người quản lý ăn lương cùng lao động, khi lợi nhuận cao thì cả hai hưởng cao, khắc phục thực trạng hiện nay có tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, công nhân không có thu nhập nhưng “người quản lý lương rất cao”, vì họ hưởng bảng lương hoàn toàn khác với người lao động.

Đồng thời, Nhà nước không can thiệp vào thang bảng lương, doanh nghiệp có toàn quyền ban hành, Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu áp dụng với người lao động.

Tăng lương phải đi kèm kiềm chế lạm phát

Cùng đề cập đến việc tăng lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) cho rằng, vấn đề tăng lương là điểm nhấn trong năm 2024.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng có 2 điểm cần lưu ý. Một là kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tăng lương. Vì mỗi lần điều chỉnh lương, kể cả lương của những người đã nghỉ hưu thì đều có những tác động tiêu cực về mặt lạm phát, giá cả tăng cao. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì chỉ riêng 4 tháng năm 2023 đã có 31% các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cao.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đề nghị tăng lương phải đi kèm với kiềm chế lạm phát.

“Tăng lương mà không kèm theo những biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của việc tăng lương sẽ không được bảo đảm”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nói.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngân sách còn chừng mực thì việc tăng lương là một sự cố gắng nhưng phải mang tính thực chất, không cào bằng. “Hiện nay theo quy định Nghị quyết 27, khi tăng lương thì sẽ không còn những khoản phụ cấp khác, Chính phủ phải hết sức lưu ý để làm sao khi không còn phụ cấp khác thì thu nhập của những người hiện nay đang có phụ cấp không bị ảnh hưởng”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

Ngoài ra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng cho rằng, đi cùng với việc tăng lương thì cần quyết liệt hơn trong việc tinh giản biên chế, để bộ máy làm sao phải mang tính hiệu quả.

Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhìn nhận việc cải cách tiền lương là điểm nhấn và là dấu ấn của Quốc hội, vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo ra một tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội cũng như trong đội ngũ công chức, viên chức.

Để có nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương - đây là sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các cấp, các địa phương trong thời gian qua, trong đó phải kể đến nỗ lực trong việc tạo nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương. Khi bắt đầu ban hành Nghị quyết số 27, tình hình đất nước rất khó khăn, phải “thắt lưng buộc bụng”. Cùng đó, trong những năm qua, do tác động của đại dịch Covid-19, rồi hệ lụy từ sự tác động kép của tình hình thế giới cũng như trong nước, nền kinh tế đất nước cũng gặp vô cùng khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhìn nhận việc cải cách tiền lương là điểm nhấn và là dấu ấn của Quốc hội.

“Chúng ta phải quyết tâm có đủ nguồn cho cải cách chính sách tiền lương; như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo là đã trích lập được 560.000 tỷ đồng để phục vụ cho cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 đến đến 2026. Đây là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã rất nỗ lực trong việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh gọn biên chế. Đây là một cuộc cách mạng trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế từ trước đến nay” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, cải cách chính sách tiền lương là một tư duy đột phá, hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay và phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, chúng ta xác định trả lương theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo, quản lý. Đây là một vấn đề mới và thay thế hoàn toàn bảng lương theo hệ số lương đã tồn tại từ năm 2004.

“Từ khi thành lập nước đến nay, qua 4 lần cải cách tiền lương, nhưng chưa lần nào đồng bộ, toàn diện, căn bản như này. Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lý” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, điểm mới tiếp theo của cải cách chính sách tiền lương lần này là cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản (70%), tỷ lệ phụ cấp (30%); loại hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù và bổ sung 10% lương cơ bản để thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện mục tiêu thưởng cho cán bộ, công viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bộ trưởng cho biết, chế độ tiền lương mới cũng sẽ dẫn đến một vấn đề là có khoảng 36 đơn vị, ngành không còn được hưởng lương đặc thù. Tuy nhiên theo tinh thần Nghị quyết 27 thì những cơ quan có chính sách lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm nhưng không giảm đi).

Khi cải cách tiền lương, ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương. Khi đó xã hội phấn khởi, viên chức, nhất là giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, hiện nay, chúng ta mới chuẩn bị nguồn cải cách tiền lương đến năm 2026, còn sau năm 2026 nếu không nỗ lực thì sẽ khó có thể thực hiện được. Do đó, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức. Bởi trong quá trình tăng lương sẽ có giai đoạn chuyển lương cũ sang lương mới theo vị trí việc làm thì không thể đồng bộ ngay được mà sẽ có những vấn đề phát sinh.

“Ngoài ra, cần tiếp tục sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Thời gian tới sẽ có cơ chế tốt hơn để giảm viên chức hưởng lương Nhà nước để có thêm nguồn thực hiện cải cách tiền lương” - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco, dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới và tiến hành nhiều hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22/7-30/7.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động