--> -->

Sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng nay (23/10), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương với khu vực công từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.
Hôm nay (23/10), khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV 9 dự án luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Làm tốt việc giải trình, thuyết minh về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đánh giá khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, nhìn chung tình hình kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra.

Trên cơ sở kết quả của 9 tháng, ước cả năm 2023 phấn đấu có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Nổi bật là có thể hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về an sinh- xã hội...

Báo cáo cho thấy, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%, ước cả năm phấn đấu đạt trên 5%.

Sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%), nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Theo báo cáo mới nhất của IMF (tháng 10/2023), dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3%.

Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Xuất nhập khẩu tăng dần qua các tháng, 9 tháng xuất siêu gần 22 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao trong khi miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 75 nghìn tỷ đồng.

Bội chi ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu về nợ công được kiểm soát thấp hơn giới hạn và ngưỡng cảnh báo theo nghị quyết của Quốc hội; đồng thời thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 - 2026.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt kết quả rõ nét hơn; đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn.

Sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024
Các đại biểu dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Dù vậy, Thủ tướng Chính phủ cũng thẳng thắn đánh giá vẫn còn những bất cập cần tập trung khắc phục. Đó là, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài. Hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến… Tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng.

Nguyên nhân của những bất cập trên, theo Thủ tướng, chủ yếu do tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, vượt quá khả năng dự báo. Trong khi, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý, còn một bộ phận cán bộ còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ.

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm, Thủ tướng Chính phủ nhận định cần tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu). “Cần nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, lạm phát khoảng 3,5-4%”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng nhấn mạnh đến 6 quan điểm trong chỉ đạo, điều hành. Trong đó phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chấn chỉnh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý đến việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.

Đề ra mục tiêu trong năm 2024, Chính phủ đưa ra 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường. Trong đó, tăng trưởng GDP 2024 khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8-5,3%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28-28,5%...

Sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Để thực hiện các mục tiêu này, Thủ tướng nhấn mạnh nhiều giải pháp, trong đó, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tập trung tín dụng cho các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), các lĩnh vực ưu tiên; triển khai hiệu quả các gói tín dụng ưu đãi hiện có và nghiên cứu bổ sung các gói mới; phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng trên 15%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề ra nhiệm vụ thúc đẩy các dự án đường bộ cao tốc để bảo đảm hoàn thành mục tiêu có trên 3.000 km vào năm 2025. “Hoàn thành một số dự án hạ tầng giao thông quan trọng; đồng thời thúc đẩy các dự án đường bộ cao tốc để bảo đảm hoàn thành mục tiêu có trên 3.000km vào năm 2025”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Đáng chú ý, Thủ tướng cho biết sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công từ ngày 1/7/2024. Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định. “Nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2023 và năm 2024 đặt ra là rất nặng nề và có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, năng động, đổi mới, sáng tạo, không lùi bước trước khó khăn, thách thức, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.

Tin khác

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động