Luật một đàng, triển khai một nẻo
Lệ làng không thể cao hơn quy định của luật
Thời gian qua cũng như những ngày gần đây, người dân cả nước hết sức bất bình trước việc một số xã, huyện ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An tự ý lập ra đủ các loại phí và quỹ bắt người dân đóng góp được các phương tiện thông tin, đại chúng đăng tải. Oái oăm hơn, có nhiều hộ rất nghèo lẽ phải được hưởng chế độ hộ nghèo của Nhà nước thì vẫn phải “è cổ” đóng phí và quỹ. Không đóng đủ, thì bị cưỡng ép đủ đường. Bất bình đến mức, tại nghị trường Quốc hội, một số đại biểu cho rằng đó là những “cường hào” mới không thể chấp nhận trong xã hội hiện tại.
Nếu như các loại quỹ, phí từ cấp thôn đến cấp xã lập ra cứ cho là vì chưa có luật nên chính quyền hiểu sai, dẫn đến thực hiện không trúng, thì cũng có thể chấp nhận rồi “sửa sai”. Song, luật pháp về phí và lệ phí đã có và rõ ràng như ban ngày thì không ít nơi vẫn cố tình làm sai để thu những khoản phí, quỹ không đúng với quy định, gây ra những bức xúc trong nhân dân, đè nặng lên vai của những người nông dân nghèo, quanh năm “bám mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ sống.
![]() |
Thuế nông nghiệp được Nhà nước bãi bỏ, song không ít địa phương tự đặt nhiều phí, lệ phí, quỹ khiến vai người nông dân càng oằn xuống. |
Cụ thể, để hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí, ngày 25.11.2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phí và Lệ phí (nâng từ Pháp lệnh Phí và lệ phí ) , trong đó có quy định cụ thể: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này”. Còn “Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này”. Đồng thời, Điều 4 cũng quy định rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí.
Và trong số gần 400 danh mục các loại dịch vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp phải đóng phí và lệ phí theo quy định của Luật, thì những khoản mà người nông dân phải đóng góp không nhiều, ví như phí chợ, phí trông xe, phí trước bạ.. thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, hệ thống thôn, xã trên địa bàn cả nước lại đang cố tình đẻ ra nhiều khoản phí và quỹ kỳ lạ? Thậm chí, ngay trong văn bản cao nhất quy định về vấn đề này là Luật Phí và Lệ phí thì cũng không hề quy định đến cụm từ “quỹ”!
Theo phản ánh của nhiều nông dân gửi đến các cơ quan thông tấn thì thời gian qua, không ít nơi họ đang phải chịu rất nhiều loại quỹ do địa phương tự ý lập ra. Điển hình như các quỹ: Phòng, chống thiên tai; bảo trợ trẻ em; an ninh, quốc phòng; đền ơn đáp nghĩa; quỹ đất 5%; quỹ phụng dưỡng người cao tuổi; thú y; vệ sinh môi trường; vì người nghèo; văn hóa xã hội; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn có nơi, ở thôn tự ý thu các khoản: Thu chế độ gián tiếp cán bộ; thu quỹ khuyến học; thu quỹ an ninh xóm; thu quỹ đóng góp xây dựng tại xóm; thu quỹ dân sinh kinh tế; thu quỹ vụ đông, vụ hè… đủ thứ “thập cẩm”. Đặc biệt, trong số này, quỹ đóng góp xây dựng hạ tầng là cao nhất. Địa phương cứ việc “bổ theo” đầu người, thế nên có nhà mỗi năm phải đóng góp cho xã, cho thôn cả hơn triệu đồng… Thế nên, dẫn đến việc nhiều hộ gia đình nghèo không có khả năng đóng, đã bị các lực lượng chức năng, tại xã, tại thôn “o ép” đủ đường.
Pháp luật phải được nghiêm minh
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết xây dựng nông thôn mới được tổ chức hồi cuối tháng 6.2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: “Các cấp chính quyền tuyệt đối không được huy động sức dân quá mức; cương quyết không để xảy ra cảnh các hộ gia đình có công, gia đình chính sách, hộ nghèo cũng phải đóng góp”.
Còn một số chuyên gia cho rằng, theo Luật Phí và Lệ phí, Nhà nước đã bỏ rất nhiều loại phí, lệ phí liên quan đến dân sinh so với Pháp lệnh Phí và Lệ phí trước đây và đồng thời Đảng, Nhà nước cũng đang tăng cường đầu tư cho an sinh - xã hội để không những tạo ra sự công bằng mà giúp người dân có cơ hội thoát nghèo. Do đó, việc các địa phương từ cấp huyện, xã, thôn ở nhiều nơi, thậm chí là thành phố, tự ý đề ra các loại phí, lệ phí dưới hình thức “quỹ” là đi ngược lại với chủ trương của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật. Điều đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin, khi mạng internet trở thành công cụ giao tiếp trên phạm vi toàn cầu, song chỉ vì “những con sâu làm rầu nồi canh” những tin tức về “siêu thuế” do một số địa phương tắc trách đặt ra làm người nông dân khốn khổ được đăng tải, các thế lực thù địch lập tức “copy” và rêu rao hòng bôi nhọ chế độ… thì càng nguy hiểm hơn.
Dó đó, để không còn tình trạng địa phương (huyện, xã, thôn, bản) tự đề ra luật lệ rồi bắt dân phải đóng góp như các phương tiện thông tin đăng tải thời gian qua, điều quan trọng theo các chuyên gia Quốc hội, Chính phủ cần “cấp tốc” lập các đoàn giám sát, thanh tra xem tình hình cụ thể thế nào. Khoản nào thu đúng luật, khoản nào tự ý thu… để tiến hành dẹp bỏ ngay lập tức. Đồng thời, quy trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố) nếu để xảy ra tình trạng lạm thu, loạn quỹ làm cho nhân dân nói chung, dân nghèo phải đóng góp quá nhiều. Có làm như vậy, mới không xảy ra những hiện tượng thu phí, quỹ tràn lan làm bất bình trong dư luận như thời gian qua.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân
Tin khác

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân
Tin mới 07/05/2025 19:43

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030 - 2035
Tin mới 07/05/2025 14:34

Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026
Tin mới 07/05/2025 11:36

Lễ hội Làng Sen năm 2025 được tổ chức quy mô quốc gia với nhiều hoạt động đặc sắc
Tin mới 07/05/2025 10:03

Thủ tướng yêu cầu tích cực, chủ động đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
Tin mới 07/05/2025 06:19

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan
Tin mới 06/05/2025 22:44

"Trân trọng thành quả của nhiều thập kỷ gắn bó giữa Việt Nam và Kazakhstan"
Tin mới 06/05/2025 19:16

Thực hiện hiệu quả sắp xếp bộ máy, thực sự chuyển trạng thái từ bị động sang chủ động phục vụ nhân dân
Tin mới 06/05/2025 14:49

Kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục đà tăng trưởng
Tin mới 06/05/2025 14:05

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người có năng lực
Tin mới 06/05/2025 11:18