--> -->

Lừa đảo trực tuyến: Sập bẫy sàn tiền ảo bất hợp pháp, nhiều nhà đầu tư trắng tay

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan chức năng cũng như các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên nhiều người vẫn bỏ tiền đầu tư vào tiền ảo với hy vọng "làm giàu không khó". Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh Công an để lừa đảo Mua hàng trả góp điện tử: Cảnh giác với chiêu lừa đảo dịp cao điểm mua sắm cuối năm

Nhiều vụ việc được phát hiện

Theo các chuyên gia kinh tế, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều kẻ lừa đảo sàn tiền ảo với các thủ đoạn tinh vi, lợi dụng công nghệ cao, mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Các sàn được giới thiệu là dự án với lãi suất cao, cam kết trả lợi nhuận với người chơi, chia hoa hồng cao khi lôi kéo được nhà đầu tư mới. Thời gian đầu, các sàn này sẽ để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, chúng sẽ tư vấn để "con mồi" nạp tiền nhiều hơn rồi không cho rút tiền để chiếm đoạt.

Vừa qua, một nam thanh niên ở quận Long Biên, Hà Nội đã mất hơn 300 triệu khi mắc vào thủ đoạn trên của đối tượng lừa đảo. Theo đơn trình báo, vào tháng 6/2022, anh K (sinh năm 1980, trú tại Long Biên, Hà Nội) nhận được lời mời tham gia "đầu tư sàn ngoại hối".

Với quảng cáo lãi suất cao, anh K đã nạp 250 triệu đồng vào tài khoản. Nhưng sau khi chuyển tiền xong, anh K không rút được tiền. Chủ sàn yêu cầu anh phải nâng cấp lên tài khoản VIP thì mới rút được tiền.

Tuy nhiên, sau khi chuyển thêm 88 triệu đồng, anh K vẫn không rút được tiền và bị xoá khỏi nhóm giao dịch. Lúc này anh K mới biết bị lừa và đến Công an phường Thạch Bàn, quận Long Biên trình báo.

Lừa đảo trực tuyến: Sập bẫy sàn tiền ảo bất hợp pháp, nhiều nhà đầu tư trắng tay
Các sàn forex, tiền kỹ thuật số vẫn ngang nhiên hoạt động bất chấp những cảnh báo của cơ quan quản lý (Ảnh: Công an Hà Nội cung cấp)

Trước đó, chị H (sinh năm 1993; trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) có nhận được lời mời tham gia "đầu tư ngoại hối quốc tế". Theo quảng cáo, "sàn có giấy chứng nhận quốc tế và được kiểm định, đánh giá chất lượng". Với cam kết tài khoản sẽ tăng trưởng 50 - 70%, chị H sẽ lời 2 - 7% mỗi ngày và rút tiền nhanh chóng.

Sau khi được tư vấn, chị H. nạp thử số tiền tương ứng là 10 USD thì được rút ra gần 300.000 đồng. Chị H. tiếp tục nạp số tiền tương ứng 500 USD thì được rút ra hơn 13 triệu đồng. Sau 2 lần có lãi, chị H. tiếp tục nạp hơn 500 triệu đồng nhưng không thể rút được tiền ra. Lúc này, chị mới nghi ngờ mình bị lừa và đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo.

Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cụ thể, từ năm 2019 đến 2020, Phan Ngọc Vũ (sinh năm 1979; trú tại số 43 phố Nguyễn Công Trứ, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) và Phan Ngọc Thạch (sinh năm 1991; trú tại Buôn Ju, xã Eatu, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã thuê một số đối tượng lập trình một số trang website. Sau đó, Thạch và Vũ tổ chức các buổi hội thảo đưa ra các thông tin sai sự thật, giới thiệu là đại diện của Công ty CSE Singapore, là đơn vị phát hành các loại tiền ảo CSE, CS9 và dụ dỗ người bị hại tham gia đầu tư tiền để mua CSE, CS9 nhận hưởng lãi suất.

Khi tham gia đầu tư sẽ được cấp thiết bị có tính năng đào tiền ảo CSE, CS9. Quá trình điều tra xác định các đối tượng sử dụng tài khoản số 19035685101016 mang tên Phan Ngọc Thạch, mở tại Ngân hàng Techcombank để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác

Thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, các hình thức lừa đảo trực tuyến chủ yếu là: giả mạo thương hiệu (72,6%), giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến (11,4%), hình thức khác (16%) như lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, app cho vay...

Trước thực trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều giải pháp để bảo vệ người dân trên không gian mạng. Theo Cục An toàn thông tin, năm 2022, Cục đã điều phối ngăn chặn nhiều trang website lừa đảo, vi phạm pháp luật. Danh sách các website lừa đảo trực tuyến cũng được công khai trên Cổng khonggianmang.vn để người dân tra cứu, xác minh, phản ánh lừa đảo trực tuyến.

Lừa đảo trực tuyến: Sập bẫy sàn tiền ảo bất hợp pháp, nhiều nhà đầu tư trắng tay
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. (Ảnh minh họa: CAHN)

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Các tổ chức, cá nhân lợi dụng các hoạt động của sàn giao dịch tiền ảo để tổ chức lôi kéo, dụ dỗ người tham gia đầu tư, các cá nhân cổ súy, tiếp tay cho các đối tượng thiết lập, điều hành trong việc quảng bá, hoạt động thanh toán có thể bị xử lý hình sự theo Điều 217a Bộ luật Hình sự về tội “Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” hoặc Điều 290 Bộ luật Hình sự về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Từ góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, do hành lang pháp lý ở Việt Nam chưa công nhận tài sản ảo, nên người chơi phải gánh chịu mọi rủi ro, khó có căn cứ được cơ quan chức năng bảo vệ. Chưa kể, các sàn tiền ảo lại chủ yếu thành lập ở nước ngoài, muốn xử lý cũng không đơn giản.

Bên cạnh đó, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là bất hợp pháp, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân khi thực hiện đầu tư bằng hình thức tiền ảo. Đặc biệt, tuyệt đối không chuyển tiền, tham gia các hội nhóm liên quan đến sàn giao dịch tiền ảo, không vì lợi nhuận cao mà tham gia huy động tài chính đa cấp để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản cho người tham gia, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu nghi vấn, cần liên hệ cơ quan Công an nơi gần nhất để cung cấp thông tin và có biện pháp xử lý phù hợp.

Các đối tượng lừa đảo sàn tiền ảo thường lợi dụng mạng xã hội, hoặc chạy quảng cáo trên các nền tảng tìm kiếm thông dụng như Google, Yahoo… để dụ dỗ, lôi kéo người chơi nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Khi bị lừa đảo, nạn nhân có thể tố cáo đến cơ quan Công an theo hướng dẫn sau:

- Tố cáo qua đường dây nóng của Công an địa phương: Ví dụ tại Hà Nội, gọi đến đường dây nóng 113 hoặc số 069.219.4053 của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; tại TP. Hồ Chí Minh, gọi đến đường dây nóng 02838.413.744 hoặc 0693.187.680.

- Làm đơn tố cáo gửi đến Công an nơi thường trú hoặc nơi tạm trú để được giải quyết. Theo đó, người tố cáo cần chuẩn bị đơn tố cáo; giấy tờ, chứng cứ chứng minh bị lừa đảo, giấy tờ nhân thân của nạn nhân…

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá hôm nay (19/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng, hiện ở mức 25.185 đồng.
Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng trong nước bật tăng mạnh ở cả chiều mua và bán. Giá vàng thế giới cũng tiếp đà tăng trước bối cảnh đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Dự báo ngày 19/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
Nhận định trận đấu Hansa Rostock vs Aston Villa: Quyết tâm lấy lại thể diện

Nhận định trận đấu Hansa Rostock vs Aston Villa: Quyết tâm lấy lại thể diện

Trận đấu giao hữu giữa Hansa Rostock và Aston Villa, diễn ra vào lúc 21h00 ngày 19/7, sẽ là một màn trình diễn chênh lệch rõ rệt về đẳng cấp. Đây là trận đấu mà đội bóng đến từ Premier League được kỳ vọng sẽ thể hiện sự vượt trội hoàn toàn.
Nhận định trận Nottingham Forest vs AS Monaco: Bài thử lửa trước mùa giải mới

Nhận định trận Nottingham Forest vs AS Monaco: Bài thử lửa trước mùa giải mới

Trận đấu giữa Nottingham Forest vs AS Monaco sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 19/7, trên sân SMH Group ở Chesterfield sẽ là bài kiểm tra quan trọng của đội chủ nhà, khi đối thủ đến từ Ligue 1 đang thể hiện phong độ cực kỳ ấn tượng trong giai đoạn tiền mùa giải.
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Nhận định Celtic vs Newcastle: Màn so tài giữa hai nhà vô địch quốc nội

Nhận định Celtic vs Newcastle: Màn so tài giữa hai nhà vô địch quốc nội

Lúc 21h00 ngày 19/7, trên sân Celtic Park (Glasgow), người hâm mộ sẽ được chứng kiến màn đối đầu đáng chú ý giữa Celtic và Newcastle United, hai đội bóng vừa giành chức vô địch quốc nội ở mùa giải 2024/25.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động