Mua hàng trả góp điện tử: Cảnh giác với chiêu lừa đảo dịp cao điểm mua sắm cuối năm
Giả danh cán bộ lừa đảo việc làm Hàng vạn lao động bị mất việc cuối năm: Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ Nhiều giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc dịp cuối năm |
Vạch trần thủ đoạn lừa đảo vay, mua hàng trả góp điện tử
Các đối tượng lừa đảo thường tiếp cận nạn nhân thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo hoặc qua giới thiệu từ những người đã từng được vay tiền của nhóm đối tượng để tư vấn cách thức “vay tiền nhanh, chỉ cần CMND/CCCD”, “vay tiền không cần thanh toán lãi” thông qua việc mua hàng trả góp.
![]() |
Bài viết của một đối tượng lừa đảo nhằm dụ dỗ khách hàng trên mạng xã hội |
Sau đó, các đối tượng hướng dẫn nạn nhân đến cửa hàng điện máy để mua hàng trả góp và hỗ trợ khoản tiền trả trước. Với mỗi hợp đồng trả góp thành công, các đối tượng sẽ đưa nạn nhân một số tiền nhỏ để thu mua sản phẩm, đồng thời lấy sản phẩm bán ra ngoài để chiếm đoạn số tiền chênh lệch (khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng, tùy theo giá trị của sản phẩm).
Sau khi sập bẫy, các nạn nhân sẽ mất một khoản phí cao để tiếp tay cho đối tượng lừa đảo, đồng thời gánh chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền trong hợp đồng trả góp tại các công ty tài chính.
Mua hàng điện tử trả góp quy đổi tiền mặt là vi phạm pháp luật
Đội cảnh sát hình sự Công an thành phố Phan Thiết vừa điều tra, làm rõ hành vi của một nhóm gồm 4 đối tượng đã lừa đảo người dân bằng hình thức cho vay tiền không trả lãi suất. Các đối tượng này đã tìm, chọn những người đang có nhu cầu vay tiền nhanh; sau đó dụ dỗ, lôi kéo để họ nhận lời đi mua hàng trả góp nhưng không phải trả tiền trước, hay trả góp bất cứ khoản tiền nào; mặt khác, họ còn được nhận lại vài triệu đồng để bỏ túi tiêu xài.
![]() |
Người dân cần tiếp cận thông tin chính thống từ các tổ chức tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép |
Để tránh tiền mất tật mang, cơ quan chức năng và các công ty tài chính khuyến cáo người dân nên tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân, tìm hiểu kỹ về hợp đồng trả góp, đặc biệt là trách nhiệm thanh toán đối với hợp đồng do mình đứng tên và cảnh giác với các chiêu trò, lời dụ dỗ của các đối tượng xấu.
Tính đến nay, cả nước có khoảng 16 công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, nhưng 80% thị phần nằm trong tay 3 doanh nghiệp là FE Credit, Home Credit và HD Saison.
Trong đó, các công ty tài chính tiêu dùng vẫn luôn nỗ lực đẩy lùi tín dụng đen, kêu gọi người dân tiếp cận với những nguồn tin chính thống từ các tổ chức tài chính được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ xã Phù Đổng vững mạnh toàn diện

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Phường Kim Liên: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I
Tin khác

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng
Tiêu dùng 19/07/2025 10:14

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025
Tiêu dùng 18/07/2025 18:21

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế
Tiêu dùng 17/07/2025 14:12

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 17/07/2025 12:33

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh
Tiêu dùng 16/07/2025 18:23

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi
Tiêu dùng 15/07/2025 19:15

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang
Tiêu dùng 12/07/2025 16:38

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái
Tiêu dùng 09/07/2025 06:12

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
Tiêu dùng 06/07/2025 17:12

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025
Tiêu dùng 03/07/2025 17:12