-->

Lựa chọn môn học tổ hợp lớp 10: Cần lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp

Việc lựa chọn môn học phù hợp với sở trường, năng lực bản thân, đúng định hướng nghề nghiêp trong 3 năm học Trung học phổ thông (THPT) chưa bao giờ là dễ dàng với nhiều phụ huynh và học sinh. Theo các thầy cô giáo, việc lựa chọn này rất quan trọng vì sẽ gắn bó với các em trong suốt 3 năm học bậc THPT.
Điều chỉnh sớm lịch phúc khảo, xác nhận nhập học đối với học sinh trúng tuyển lớp 10 ở Hà Nội Hà Nội: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2023 - 2024 Điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 công lập năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội

Tiến sĩ Trần Vân Anh (Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Hệ thống Giáo dục Ban Mai) cho biết, mỗi năm đến mùa thi, các thầy cô giáo thường nhận được những cuộc gọi từ bạn bè, đồng nghiệp, học sinh nhờ tư vấn nên vào đăng ký vào trường THPT nào, hoặc con/cháu đỗ cả chuyên và trường điểm, trường chất lượng cao thì nên học trường nào.

Đặc biệt, khi Chương trình phổ thông mới 2018 bắt đầu được triển khai, các cha mẹ và học sinh càng có thêm nhiều câu hỏi, băn khoăn, lo lắng khi tìm hiểu về chọn các môn học tổ hợp. Tại sao phải lựa chọn môn học, chọn xong nếu học không hợp có được đổi môn học không, rồi chọn môn học lựa chọn xong thì thi thế nào?

Tư vấn hướng nghiệp từ sớm giúp Cha mẹ có lộ trình đồng hành cùng con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường
Tư vấn hướng nghiệp từ sớm giúp cha mẹ có lộ trình đồng hành cùng con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường.

Khi tiếp xúc với các cha mẹ có con trong độ tuổi chuẩn bị vào THPT, nhất là khi tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, thầy cô giáo thấu hiểu tâm trạng bối rối khi cha mẹ bắt đầu đặt bút lựa chọn các môn tổ hợp nói riêng và bước đầu nghĩ đến việc định hướng nghề nghiệp sau này. Nhiều cha mẹ chia sẻ thẳng thắn, thực sự họ không có nhiều thông tin cũng như không biết cần phải chọn như thế nào, cũng không biết chọn thế nào mới là đúng, là hợp, là tốt cho con họ.

Có nhiều cách để lựa chọn, có nhiều tiêu chí để lựa chọn môn học, nhưng có một số câu hỏi căn bản mà cha mẹ cùng như học sinh cần trả lời trong quá trình chọn môn lựa chọn.

Môn học lựa chọn là gì?

Từ năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 bắt đầu với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chia hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12.

Từ lớp 1 đến lớp 9, ngoài kiến thức và kỹ năng từ các môn học, học sinh đã làm quen với nghề nghiệp và được hướng nghiệp theo các cấp độ tăng dần. Đến khi vào lớp 10, học sinh cơ bản đã phải trả lời được câu hỏi: “Tôi muốn làm nghề gì trong tương lai?” hay “Tôi muốn học ngành nào khi vào đại học?”.

Để đáp ứng mục tiêu giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, lớp 10, học sinh sẽ học 8 môn học bắt buộc là: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Giáo dục địa phương.

Ngoài ra, còn có các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Như vậy, môn học lựa chọn là các môn học mà học sinh được lựa chọn học để phù hợp với mục tiêu định hướng cho nghề nghiệp.

Tại sao bắt đầu vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn các môn học?

Tiến sĩ Trần Vân Anh cho biết, ngoài học các môn học bắt buộc, học sinh được chọn 4 môn học học trong số các môn học: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Việc đăng ký lựa chọn môn học được thực hiện ngay từ khi học sinh bắt đầu vào lớp 10. Đối với học sinh, các môn lựa chọn là những môn học mà học sinh học suốt 3 năm THPT.

Theo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ thi 4 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn trong số 4 môn đã lựa chọn. Theo phương thức tuyển sinh vào cao đẳng, đại học mà các trường đang sử dụng, có thể sử dụng kết quả của các môn học lựa chọn để xét tuyển bằng xét tổ hợp các môn học, hoặc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển. Như vậy, việc xác định 4 môn học lựa chọn phù hợp sẽ giúp học sinh tập trung vào thế mạnh và mục tiêu, đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, công sức để phát hiện và theo đuổi nghề nghiệp tương lai.

“Đối với các nhà trường, việc tổ chức dạy học cùng lúc cả môn bắt buộc cho tất cả học sinh và dạy học môn lựa chọn khác nhau theo đăng ký của học sinh đòi hỏi điều kiện về phòng học, thiết bị dạy học, giáo viên, cách thức tổ chức và sắp xếp thời khóa biểu, không đơn giản như tất cả học như nhau. Vì vậy, đăng ký môn học lựa chọn của học sinh là một trong những căn cứ để nhà trường chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực đảm bảo cho năm học, như giáo viên, kế hoạch giảng dạy môn học, tập huấn giáo viên, nhân viên… và cách thức tổ chức hoạt động dạy và học trong nhà trường cho năm học mới”, Tiến sĩ Trần Vân Anh chia sẻ.

Căn cứ vào đâu để lựa chọn môn học

Theo Tiến sĩ Trần Vân Anh, để lựa chọn được 4 môn học trong số các môn lựa chọn, cha mẹ học sinh và học sinh không thể chọn đại. Có nhiều phương án tổ chức 4 môn lựa chọn, nhưng các phương án phải đảm bảo nhu cầu của người học và bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Lựa chọn môn học tổ hợp lớp 10: Cần lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp
Tiến sĩ Trần Vân Anh chia sẻ trực tiếp với Cha mẹ, học sinh về cách lựa chọn tổ hợp vào lớp 10

Học sinh và cha mẹ học sinh nên xác định môn học lựa chọn dựa trên các yếu tố sau: Mục tiêu nghề nghiệp của học sinh, năng lực thế mạnh của học sinh (và gia đình), tương lai của thị trường lao động, điều kiện của nhà trường phổ thông.

Một là, căn cứ vào mục tiêu nghề nghiệp của học sinh: Học sinh cùng cha mẹ trả lời các câu hỏi căn bản, như: Học sinh muốn làm nhóm ngành nghề nào sau khi tốt nghiệp? Để làm ngành nghề đó, học sinh sẽ học các năng lực của nghề ở đâu? Trường đại học hoặc hoặc trường nghề nào sẽ đào tạo ngành nghề đó? Khoa, ngành đào tạo đó tuyển sinh bằng những phương thức nào, học xét các tổ hợp môn học nào? Từ đó, học sinh và cha mẹ lựa chọn các môn học liên quan đến các tổ hợp xét tuyển.

Với cách làm này, ưu điểm là học sinh buộc phải hoạch định mục tiêu tương lai và biết được nghề nghiệp mình ước ao có thể đạt được bằng cách nào. Tuy cnhiên, mấu chốt ở đây phải là học sinh biết được mình muốn trở thành ai, làm gì trong tương lai và biết được đâu là điểm mạnh yếu để phát huy, khắc phục cho phù hợp.

Hai là, căn cứ vào năng lực và sở thích hiện tại của học sinh: Đây là căn cứ được nhiều học sinh dùng để lựa chọn. Ưu điểm của cách làm này là học sinh có cảm giác an toàn và tự tin vì các môn học lựa chọn thường là các môn học sinh học tốt hơn, hoặc yêu thích hơn. Học sinh tập trung vào học tập các môn sở trường, cho đến năm lớp 12, học sinh sẽ nghiên cứu phương thức tuyển sinh của các trường và các ngành có xét tuyển các tổ hợp có môn học mình thế mạnh. Đến lúc này, có thể học sinh và cha mẹ tiếp tục vòng lăp “đau đầu để chọn trường” và “vào đại học nhưng chưa biết ra trường làm nghề gì”.

Ba là, với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa, có nhiều nghề sẽ mất đi và nhũng nghề mới ra đời: Việc lựa chọn môn học cũng cần đón lấy xu thế này thay vì bó khung hạn hẹp trong các nghề truyền thống đã biết. Vì vậy, việc chọn môn cần thiết để tạo nền tảng năng lực cho tương lai phải là ưu tiên.

Điều này có thể mâu thuẫn với việc chọn môn học dựa trên sở trường và sở thích của học sinh. Giữa năng lực học sinh có sẵn, điều học sinh thích và năng lực học sinh cần phải có, cha mẹ cần phân tích để học sinh đặt ưu tiên của mình vào bối cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện bản thân để không bị mất phương hướng, mất thời gian và tiêu hao nguồn năng lượng tích cực của bản thân vì lựa chọn chưa phù hợp.

Bốn là, điều kiện tổ chức dạy học các môn lựa chọn của trường học: Điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, tầm nhìn của lãnh đạo… là yếu tố tiên quyết để nhà trường tổ chức các hoạt động dạy học. Điều kiện lý tưởng nhất là học sinh đăng ký học môn nào sẽ được đáp ứng nhu cầu cho tất cả học sinh. Một số trường đã xây dựng sẵn các nhóm môn học lựa chọn và học sinh có thể chọn 1 nhóm trong các nhóm đó.

Với trường hợp này, sẽ có môn học trùng với mong muốn của học sinh và sẽ có môn không phải môn học yêu thích. Trường hợp khác, là nhà trường thiết lập sẵn các nhóm môn lựa chọn cho học sinh. Cách làm nào cũng có ưu điểm và hạn chế của cách làm đó, không có cách tốt nhất, chỉ có cách phù hợp với điều kiện hiện tại. Vì vậy, nếu lấy việc chọn trường phù hợp là một căn cứ, cha mẹ và học sinh nên khảo sát, tìm hiểu về cách thức và các môn học lựa chọn của trường THPT để có thông tin làm căn cứ xác định môn học lựa chọn.

Tiến sĩ Trần Vân Anh cho rằng, các môn lựa chọn được đặt ra để giúp học sinh xác định và lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai. Do đó có thể thấy đây là bước chuẩn bị, bước dự bị cho trường đại học hoặc trường nghề mà học sinh sẽ phát triển sau khi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, cần đảm bảo sự lựa chọn là một quyết định có cân nhắc kỹ càng và trách nhiệm trong suốt 3 năm học THPT.

Học sinh sẽ học các môn lựa chọn trong suốt 3 năm THPT. Học sinh không được khuyến khích thay đổi môn lựa chọn vì điều này còn liên quan đến điểm quá trình của các môn tổ hợp mà học sinh dùng để đăng ký thi, đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học. Trường hợp đặc biệt phải thay đổi thì phải học hết năm học và Hiệu trưởng nhà trường sẽ là người quyết định đồng ý hay không. Khó khăn cho người học là thay đổi môn lựa chọn là phải học lại môn học đó để có điểm. Đối với học theo năng lực hay theo tín chỉ thì việc này có thể thực hiện dễ dàng hơn, nhưng tổ chức học theo niên chế và có xét lên lớp hàng năm sẽ gặp vướng về hoàn thành môn học theo năm học.

Với bất cập này, có thể sớm muộn các cơ quản quản lý giáo dục sẽ có văn bản quy định hoặc hướng dẫn, nhưng cho đến khi có được một lộ trình hoàn chỉnh cho việc chuyển đổi môn học lựa chọn hoặc khả năng tốt nghiệp sớm, muộn khác nhau của học sinh, thì cha mẹ và học sinh nên cân nhắc kỹ khi chọn môn học và có giải pháp khác để không đưa ra giải pháp thay đổi môn học lựa chọn giữa chừng.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Trong Tháng công nhân, Công đoàn Nghệ An sẽ tập trung các hoạt động chăm lo cho người lao động và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Suốt 14 năm gắn bó với ngôi nhà Trung học Cơ sở Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), cô giáo Nguyễn Hải Bắc được đồng nghiệp và học sinh biết tới là một giáo viên có chuyên môn vững vàng, năng nổ nhiệt tình trong công tác xã hội, chan hòa với đồng nghiệp và là một Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, nhân viên, người lao động.

Tin khác

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 thu hút sự tham gia của 37 đội (tăng 3 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2023).
Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng

Với gần 32% số bài kiểm tra khảo sát chất lượng của học sinh lớp 12 toàn Thành phố có điểm dưới trung bình (dưới 5 điểm); các đơn vị, trường học đang rốt ráo tìm giải pháp hỗ trợ học sinh, tăng cường ôn tập nhằm giúp các em đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 tới.
Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp

Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp

Sáng nay (12/4), tại Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại, Tư vấn, Hướng nghiệp năm 2025. Đây là dịp ý nghĩa để các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12, có thêm định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp.
Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Sáng 12/4, tại Hội trường A2 Đại học Kinh tế Quốc dân, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT

Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT

Dự kiến từ ngày 10 đến 23/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 15 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 tại 30 Sở GD&ĐT theo 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5

Học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày liên tục (từ thứ Tư, ngày 30/4 đến hết Chủ nhật, ngày 4/5).
Xem thêm
Phiên bản di động