--> -->

Logistics “osin” của nền kinh tế?

Logistics được đánh giá là vấn đề cốt lõi của hoạt động kinh tế. Không nền kinh tế nào có thể chuyển mình về phía trước nếu thiếu đi lực đẩy từ hoạt động logistics (kho vận, hậu cần, bến bãi). Tuy nhiên, hiện chi phí logistics của Việt Nam được đánh giá là “đắt đỏ” nhất thế giới, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, việc triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics là không thể chậm trễ.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020

Chi phí cao “điểm nút” kìm hãm logistics

Theo thống kê của công ty nghiên cứu uy tín Armstrong & Associates (Mỹ), chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore, cao gần gấp 2 lần so với các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%.

Logistics “osin” của nền kinh tế?
Diễn đàn Logistics thường niên năm 2020

Trong chi phí logistics tại Việt Nam, chi phí vận tải ở mức quá cao (chiếm 30 - 40% giá thành sản phẩm), trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác, điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn Logistics thường niên do Bộ Công Thương phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn khá cao, giống như “điểm nút” kìm hãm sự biến đổi về “chất” để dịch vụ logistics của Việt Nam có “bước nhảy” tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của hội nhập khu vực và thế giới... Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh, nếu nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ logistics sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được rất nhiều chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và của cả nền kinh tế.

Muốn vậy, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Việt Nam cần phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh; tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược; tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực; tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics…

Liên quan đến vấn đề chi phí logistics ở mức cao, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ví von: có một điều trùng hợp kỳ lạ, có lẽ trong các ngành kinh tế ở Việt Nam chỉ có một ngành kinh tế sử dụng tên tiếng Anh mà không dịch ra Tiếng Việt là ngành dịch vụ Logistic. Trong khi đó, có 1 nghề rất thân thiết với các gia đình cũng sử dụng trực tiếp tên nước ngoài mà không cần dịch ra tiếng Việt là nghề osin. “Có 1 điều gì đó tương đồng giữa ngành dịch vụ logistic với nghề osin. Và chúng ta có thể nói rằng: logistic là osin của nền kinh tế”, ông Lộc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi thì thách thức lớn nhất hiện nay của ngành logistics là chi phí còn cao và thiếu tính cạnh tranh so với các nước. Trong đó, 3 “nút thắt” khiến hoạt động logistics kém phát triển được ông Lộc đề cập đó là: Cơ sở hạ tầng; quy trình thủ tục hành chính và cuối cùng là thiếu sự kết nối của doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài…

Đánh giá về tiềm năng phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam, ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 có những tác động tiêu cực, nhưng đồng thời cũng tạo ra các cơ hội mới đối với kinh tế Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thậm chí có thể trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu mới. Tuy vậy, trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì việc hiện đại hóa các hoạt động logistics là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Đề cập đến vai trò của logistics, ông Phạm Minh Đức cho rằng, logistics không phải là “osin” của nền kinh tế, mà là một ngành tiên phong, đi kèm với nền kinh tế phát triển của đất nước. “Theo tôi, logistics cũng cần thiết phấn đấu trở thành trung tâm logistics của khu vực. Nếu chúng ta nhìn một chút về địa kinh tế thì Việt Nam chắc chắn sẽ là cầu nối tốt nhất cho khu vực phía nam Trung Quốc dẫn ra biển, hơn là chạy ngang qua Trung Quốc”, ông Đức cho hay.

Ứng dụng công nghệ số để giải “nút thắt”

Trước những “nút thắt” khiến chi phí hoạt động Logistics Việt Nam tăng cao, các chuyên gia kinh tế cũng như nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi, làm sao để thực sự cắt giảm được chi phí logistics thời gian tới?. Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, cần một kế hoạch vừa cụ thể, vừa tương đối bao quát, liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó, bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý…thị một trong những yếu tố quan trọng đó là sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics.

“Hiện nay đa số các doanh nghiệp trong ngành này đều nhỏ và sự liên kết còn đang rất rời rạc, chưa tạo nên sức mạnh tập thể để cùng phát triển. Về yếu tố này, vai trò của các hiệp hội, chính quyền địa phương là rất cần thiết", ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Logistics “osin” của nền kinh tế?
Giao thông là một trong những “nút thắt” khiến chi phí logistics đắt đỏ

Đề cập đến giải pháp giúp hoạt động logistics Việt Nam phát triển, giảm chi phí hoạt động,…theo bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc phụ trách hoạt động Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay, hai xu hướng mới đã xuất hiện từ đại dịch Covid-19 có liên quan đến lĩnh vực logistics ở Việt Nam. Xu hướng thứ nhất là sự tăng tốc của thương mại điện tử và sử dụng các nền tảng kỹ thuật số ở Việt Nam. Xu hướng thứ hai là sử dụng giải pháp công nghệ số để nâng cao hiệu quả và cung cấp những dịch vụ mới cho khách hàng. Khi áp dụng công nghệ số, doanh nghiệp có thể cung cấp khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng như giao tiếp với khách hàng trực tuyến.

“Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp logistics phải đầu tư vào công nghệ như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, tự động hóa và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, các công nghệ mũi nhọn như robot, máy bay không người lái và phương tiện tự hành cũng có thể làm tăng hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ logistics”, bà Stefanie Stallmeister chia sẻ.

Khẳng định vai trò quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển hoạt động logistics, tại diễn đàn Logistics thường niên năm 2020, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, tăng cường áp dụng các thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0 trong các dịch vụ logistics sẽ giảm thiểu thời gian lưu kho và sản xuất; có thể giúp doanh nghiệp truy xuất vị trí hàng hóa, quản lý phương tiện vận chuyển tại các khu vực hẻo lánh hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường giúp nhận diện nhanh chóng thông tin lô hàng, từ đó đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn hàng. Đó chính là điều quan trọng nhất để có thể giảm chi phí logistics một cách nhanh nhất.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản và tăng nguồn cung để tăng khả năng tiếp cận bất động sản của người dân, mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn các phần tử thao túng, găm hàng, đội giá thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn các phần tử thao túng, găm hàng, đội giá thị trường vàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số vấn đề còn nổi lên với thị trường vàng thời gian qua như việc chênh lệnh giá vàng trong nước và thế giới, một số động thái của các doanh nghiệp tham gia thị trường vàng có tính thao túng, găm hàng, đội giá...
Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sau vòng đàm phán lần thứ 2, đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Thành phố Đồng Hới vốn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú. Sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Trị, nơi đây vẫn được lựa chọn là thủ phủ hành chính của tỉnh, điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội và bất động sản.
Khắc phục rò rỉ từ ống thoát nước nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khắc phục rò rỉ từ ống thoát nước nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Chiều 24/5, đại diện Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất cho biết: Liên danh nhà thầu thi công nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã khắc phục xong sự cố nước chảy ở nhà gà T3 xảy ra vào trưa cùng ngày (24/5).
Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.
Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay.

Tin khác

Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sau vòng đàm phán lần thứ 2, đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
Giá xăng dầu hôm nay (24/5): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (24/5): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (24/5), giá dầu thế giới tăng trở lại khi các nhà mua Mỹ đẩy mạnh việc bổ sung tồn kho trước kỳ nghỉ lễ Memorial Day kéo dài ba ngày, trong bối cảnh dấy lên lo ngại xung quanh vòng đàm phán hạt nhân mới nhất giữa Mỹ và Iran. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,77 USD/thùng, tăng 0,51%, giá dầu WTI ở mốc 61,55 USD/thùng, tăng 0,57%.
Tỷ giá USD hôm nay (24/5): Giá USD thế giới giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (24/5): Giá USD thế giới giảm mạnh

Hôm nay (24/5): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,86%, xuống mức 99,10.
Giá vàng thế giới tăng vọt do động thái mới của ông Donald Trump

Giá vàng thế giới tăng vọt do động thái mới của ông Donald Trump

Giá vàng thế giới tăng mạnh gần 60 USD/ounce sau khi mở cửa phiên giao dịch Mỹ ngày 23/5. Phát biểu mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến kim loại quý lên giá.
Sáng nay (24/5): Giá vàng trong nước chưa có nhiều thay đổi

Sáng nay (24/5): Giá vàng trong nước chưa có nhiều thay đổi

Giá vàng hôm nay (24/5): Trên thị trường trong nước, giá vàng SJC vẫn trụ ở mức 120 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm, mất mốc 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới giảm, mất mốc 3.300 USD/ounce

Giá vàng giảm phần nào đến từ các nhà đầu tư chốt lời và do thị trường lao động Mỹ vẫn khá ổn định.
Giá xăng dầu hôm nay (23/5): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc, trong nước tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/5): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc, trong nước tăng

Hôm nay (23/5), giá dầu thế giới tiếp đà giảm sau khi xuất hiện thông tin cho thấy OPEC+ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng từ tháng 7. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,35 USD/thùng, giảm 0,88%, giá dầu WTI ở mốc 61,07 USD/thùng, giảm 0,93%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn biến động không cùng chiều, giá bán cao nhất được niêm yết tại mức 26.202 đồng/USD.
Giá vàng hôm nay (23/5): Vàng trong nước biến động trái chiều

Giá vàng hôm nay (23/5): Vàng trong nước biến động trái chiều

Giá vàng hôm nay (23/5): Giá vàng trong nước hiện đang biến động trái chiều, giá vàng miếng SJC giảm 500.000 đồng/lượng so với hôm qua, trong khi đó giá vàng nhẫn lại tăng.
Giá vàng hôm nay tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay tăng, giảm chóng mặt

Theo cập nhật trong chiều nay (22/5), giá vàng miếng SJC đã giảm gần 1 triệu đồng/lượng so với sáng nay, trong khi đó giá vàng nhẫn lại tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động