Loại bỏ cơ chế xin cho, chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật
Xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng Chính phủ cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) |
Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 2/2024.
Tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét cho ý kiến, quyết nghị về nhiều nội dung quan trọng: Dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024…
![]() |
Trong công tác xây dựng pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu loại bỏ cơ chế xin cho - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chính phủ đã nghe cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến xây dựng các dự án luật; tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành; xem xét về quy trình, thủ tục chuẩn bị; các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng luật; tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; đồng thời phân tích sâu các vấn đề quan trọng và còn có nhiều ý kiến khác nhau tại các dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Sau khi lắng nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho ý kiến kết luận đối với từng nội dung và giao các nhiệm vụ cụ thể hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Trong đó, với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Thủ tướng nhấn mạnh thuốc là hàng hóa đặc biệt nên phải có chính sách quản lý đặc biệt. Song Thủ tướng lưu ý chính sách cần thông thoáng trên cơ sở loại bỏ cơ chế xin cho, tuân thủ quy luật thị trường, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, dược liệu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp dược.
Với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ gìn, tôn tạo, phát huy di sản văn hóa của dân tộc, phát triển công nghiệp văn hóa, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực di sản văn hóa, huy động nguồn lực xã hội thông qua tăng cường hợp tác công tư; phát triển nguồn nhân lực văn hóa.
Theo Thủ tướng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lấy ý kiến chuyên gia về quy định liên quan kinh doanh bảo vật trên cơ sở quản lý bằng công cụ thuế.
Thủ tướng cũng lưu ý cần khuyến khích và có chính sách quản lý hoạt động của bảo tàng tư nhân; các quy định của luật này không chồng chéo với Luật Lưu trữ.
Về việc chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 sắp tới, Thủ tướng lưu ý số lượng các dự án luật rất lớn nên nhiệm vụ đặt ra nặng nề.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 2/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo quy định.
Đối với 2 dự án luật, gồm dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 1, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng thời hạn.
Đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, giao Bộ Xây dựng khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Lưu ý một số trọng tâm, yêu cầu trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò của người đứng đầu. Theo đó, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tập trung nguồn lực, có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.
Tập trung nguồn lực, có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; rút ngắn hơn nữa quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta; tăng cường truyền thông chính sách, nhất là truyền thông trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật, tạo sự đồng thuận và hiệu quả trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật.
Nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng các dự án luật, Thủ tướng lưu ý luật phải tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và xử lý được các vấn đề mới chưa có quy định điều chỉnh.
Thủ tướng cũng nhắc cần chú trọng lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, doanh nghiệp, người dân. Với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, Thủ tướng cho rằng cần thiết kế các phương án cụ thể, nêu rõ quan điểm để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu loại bỏ cơ chế xin cho để phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, phòng ngừa sai phạm. Đi kèm với đó, phải cắt giảm tối đa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, không gây phiền hà, giảm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Huyện Thường Tín phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025

Huyện Phú Xuyên triển khai công tác Đại hội Đảng và sắp xếp cán bộ cấp xã

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo
Tin khác

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?
Tin mới 14/05/2025 12:36

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Tin mới 14/05/2025 09:14

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội
Tin mới 13/05/2025 19:54

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ
Tin mới 13/05/2025 15:28

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025
Tin mới 13/05/2025 14:13

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống
Infographic 13/05/2025 11:18

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Tin mới 13/05/2025 06:21

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục
Tin mới 13/05/2025 06:00

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9
Tin mới 12/05/2025 22:31

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026
Tin mới 12/05/2025 09:41