Đổi mới, rút ngắn quy trình xây dựng pháp luật
Dứt khoát từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản” trong xây dựng pháp luật Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật |
Quy trình ngắn gọn, đơn giản hơn
Luật Ban hành VBQPPL năm 2025 giao Chính phủ quy định chi tiết 10 vấn đề, trong đó dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật về xây dựng, ban hành VBQPPL quy định chi tiết 7 vấn đề.
Khác với quy trình xây dựng luật, dự thảo Nghị định đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL dưới luật theo hướng ngắn gọn hơn, đơn giản hơn về thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian thẩm định, không quy định quy trình 2 giai đoạn, các chủ thể có thẩm quyền sẽ đề xuất xây dựng và tiến hành soạn thảo ngay không cần xây dựng chính sách nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa nâng cao “năng suất”, vừa chú trọng bảo đảm “chất lượng” linh hoạt theo đúng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội.
![]() |
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. |
Đáng quan tâm, dự thảo Nghị định trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp hoặc xảy ra sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự hoặc sự kiện bất khả kháng hoặc các vấn đề cấp bách, quan trọng, cần thiết, Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết trong trường hợp đặc biệt để quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Quy định linh hoạt việc tổ chức thẩm định, theo đó chỉ với trường hợp cần thiết và văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì mới phải thành lập Hội đồng thẩm định. Bổ sung trách nhiệm của Thành viên hội đồng thẩm định hoặc người tham gia cuộc họp thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và các nội dung khác có liên quan.
Trong đó, đại diện Bộ Tài chính có ý kiến về bảo đảm nguồn tài chính; đại diện Bộ Nội vụ có ý kiến về bảo đảm nguồn nhân lực, phân quyền, phân cấp (nếu có); đại diện Bộ Ngoại giao có ý kiến về tính tương thích của chính sách với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có ý kiến về bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Về quy trình xây dựng VBQPPL của chính quyền địa phương, dự thảo Nghị định cho phép công an, quân sự cấp tỉnh, tự mình hoặc theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Để rút ngắn thời gian ban hành nghị quyết, dự thảo nghị định quy định nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được soạn thảo luôn không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách, chỉ yêu cầu đánh giá tác động của quy định đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm các chính sách theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đồng thời, không quy định bắt buộc lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh...
Dự thảo Nghị định cũng quy định về việc tham vấn chính sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể thực hiện nhiều lần, thông qua cuộc họp trực tiếp, trực tuyến, hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Quá trình tham vấn, đại diện lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ lập đề xuất chính sách thuyết trình và giải trình về các vấn đề liên quan đến chính sách được đề xuất...
Chuyên gia xây dựng pháp luật phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm
Tại cuộc họp nghe báo cáo về việc xây dựng dự thảo Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL 2025, chính sách có vai trò quan trọng. Do đó, không thể giữ cách làm hiện nay là chỉ có tài liệu hướng dẫn của Bộ Tư pháp, mà cần nghiên cứu ban hành thông tư để triển khai thống nhất các quy định về chính sách tại Luật Ban hành VPQPPL 2025, bảo đảm chính sách được xây dựng rõ ràng, cụ thể, thực chất.
Bộ trưởng cũng đặc biệt lưu ý các quy định về thẩm định hồ sơ chính sách, thẩm định dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm Bộ Tư pháp trong việc thẩm định. Đây là vấn đề cần xin ý kiến Chính phủ để quy định rõ ràng trách nhiệm và sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan nhằm bảo đảm giá trị, chất lượng của báo cáo thẩm định. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu cơ chế kiểm soát thông tư thế nào bởi thực tiễn ban hành thông tư phát sinh nhiều “vấn đề”, trong khi chúng ta chỉ có cơ chế “hậu kiểm” về tính hợp hiến, hợp pháp.
Một vấn đề quan trọng khác là quy định về quy trình xây dựng VBQPPL và trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng văn bản sao cho trong quy trình này có thể bảo đảm Chính phủ thông qua chính sách, VBQPPL được nhanh, có chất lượng.
Đồng thời, bảo đảm Bộ trưởng, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về công tác xây dựng văn bản theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và những điểm mới đột phá đã được quy định trong Luật 2025. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau, Bộ trưởng các Bộ phải thảo luận thống nhất; không thống nhất được mới báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực để khi họp Chính phủ, các vấn đề cơ bản được giải quyết thống nhất.
Theo Bộ Tư pháp, muốn xây dựng một hệ thống pháp luật tốt đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Dự thảo Nghị định kế thừa các quy định còn phù hợp của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và bổ sung quy định ưu tiên, sử dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật theo lĩnh vực chuyên môn, lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý, phát triển thành đội ngũ chuyên gia nòng cốt trong công tác xây dựng pháp luật; được hưởng thu nhập tăng thêm. Đồng thời, chuyên gia được lựa chọn tham gia xây dựng pháp luật phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm công tác xây dựng pháp luật hoặc làm việc trong lĩnh vực phù hợp với chính sách, dự thảo VBQPPL.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Người dân hối hả quay trở lại TP.HCM sau lễ 30/4
Tin khác

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện
Chính sách 04/05/2025 22:01

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?
Chính sách 04/05/2025 10:08

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày
Chính sách 03/05/2025 07:37

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 02/05/2025 13:11

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Chính sách 01/05/2025 11:19

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?
Chính sách 01/05/2025 08:37

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng
Chính sách 28/04/2025 09:26

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 27/04/2025 11:49

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể
Chính sách 20/04/2025 21:56

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới
Chính sách 20/04/2025 21:54