--> -->

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục Sửa Luật Nhà giáo: Cần gắn chặt chẽ trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi dạy thêm

Theo đó, một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật bao gồm:

Về hệ thống giáo dục quốc dân

Điểm mới trong dự thảo Luật là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: Trung học nghề và cao đẳng.

Trong cấp học này, người học được đào tạo ở ba trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Cụ thể: Trung học nghề dành cho học sinh sau trung học cơ sở (THCS), tích hợp kiến thức văn hóa phổ thông nền tảng và kỹ năng nghề, hướng tới đạt trình độ sơ cấp hoặc trung cấp; cao đẳng dành cho người học sau trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương, đào tạo ở trình độ cao đẳng.

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục
Dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục. (Ảnh minh họa)

Cách thiết kế này bảo đảm cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng phân rõ cấp học, phân loại rõ trình độ đào tạo và tăng cường tính mở, liên thông, phù hợp với Khung trình độ quốc gia và thông lệ quốc tế.

Về quy định văn bằng, chứng chỉ

Dự thảo Luật quy định bỏ Bằng tốt nghiệp THCS và giao thẩm quyền cho Hiệu trưởng trường THCS/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THCS xác nhận hoàn thành chương trình THCS thay cho việc Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện cấp Bằng tốt nghiệp THCS; giao thẩm quyền cho Hiệu trưởng trường THPT/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THPT cấp Bằng tốt nghiệp THPT thay cho việc Giám đốc Sở GD&ĐT cấp Bằng tốt nghiệp THPT.

Việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp THCS và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.

Về Hội đồng trường

Dự thảo Luật sửa theo hướng bỏ Hội đồng trường ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Trong báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Giáo dục năm 2019, nhiều địa phương đã phản ánh thực trạng Hội đồng trường ở các trường mầm non và phổ thông công lập hoạt động hình thức, thiếu thực quyền, trùng vai và không tạo ra giá trị quản trị thực chất. Hệ thống trường mầm non, phổ thông công lập hiện nay chưa được giao quyền tự chủ về tài chính, nhân sự hay tổ chức bộ máy nên vai trò của Hội đồng trường không được thiết kế gắn với chức năng thực tiễn. Hơn nữa, trong phần lớn nhà trường, Hiệu trưởng đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng trường và là Bí thư Chi bộ/Đảng bộ dẫn đến trùng lặp vai trò và làm mờ nhạt chức năng giám sát, phản biện của Hội đồng trường.

Việc duy trì Hội đồng trường trong bối cảnh đó không những không mang lại hiệu quả mà còn tăng gánh nặng hành chính. Vì vậy, trên tinh thần tinh giản tổ chức và tăng tính tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với trường công lập, việc bỏ quy định Hội đồng trường ở trường mầm non, phổ thông công lập là một bước đi cần thiết nhằm làm gọn bộ máy, tăng hiệu lực thực thi và tạo điều kiện để đổi mới thực chất hoạt động nhà trường dựa trên các thiết chế dân chủ sẵn có như: Cấp ủy, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Sư phạm...

Về sách giáo khoa và tài liệu giáo dục

Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Giáo dục đã góp phần tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy một số bất cập, hạn chế cần được tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, tập trung vào một số nội dung như: Vấn đề phân cấp, phân quyền và cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục; các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động của Hội đồng trường của trường mầm non, trường phổ thông công lập; quy định về chương trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương…

Để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thi hành Luật Giáo dục; đồng thời để phù hợp, thống nhất với các quy định pháp luật mới được ban hành trong quá trình thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, thì việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết.

Dự thảo Luật xác định rõ tài liệu giáo dục địa phương không phải là sách giáo khoa; sửa đổi quy định về thẩm quyền biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo hướng: Giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương.

Quy định này phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương; chủ trương phân cấp, phân quyền của Đảng và Nhà nước; tinh thần “Bộ không làm thay cho địa phương” được thể hiện tại nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ. Việc này cũng giúp địa phương chủ động hơn trong quản lý nội dung giáo dục gắn với đặc thù, đồng thời cắt giảm được thủ tục hành chính, giảm áp lực cho Bộ GD&ĐT trong công tác phê duyệt học liệu mang tính địa phương hóa.

Về đơn giản hóa thủ tục hành chính

Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhiều quy định có liên quan đến thủ tục hành chính. Bộ GD&ĐT đặt trọng tâm cắt giảm, đơn giản hóa trên 50% các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người học, cơ sở giáo dục và nhà đầu tư. Các quy định được sửa đổi, bổ sung dự kiến có tác động trực tiếp đến 69 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ GD&ĐT.

Những điều chỉnh nêu trên sẽ giúp rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu chi phí và hồ sơ giấy tờ cho người học và nhà đầu tư; tạo thuận lợi cho việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục; tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, giảm nguy cơ phát sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính; khơi thông điểm nghẽn, thúc đẩy đầu tư vào giáo dục ngoài công lập và mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, về thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia tách nhà trường, để phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, dự án Luật sửa đổi theo hướng: Giao Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở GD&ĐT quản lý cơ sở giáo dục ở các cấp học còn lại, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Ngày 13/5, Phòng Cảnh giao thông Hà Nội cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Đại lễ Phật đản (Vesak) 2025; Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện từ 13 - 21/5.
Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng, có nhu cầu mở rộng sản xuất là những yếu tố quan trọng để thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khởi sắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phần, ngành nghề kinh tế của Thành phố.
Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Ngày 13/5, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô cùng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) tại thành phố Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động; thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế...
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn Thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, giảm 2 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Chính phủ đã thông qua và ban hành 2 Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã năm 2025.
Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Xem thêm
Phiên bản di động