Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh
Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg Trend uống nước cốt chanh chữa “bách bệnh”: Được một, mất mười |
Nhiều điểm mới
Ngày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh thay thế Thông tư 08/TT ban hành từ năm 1988, nhằm điều chỉnh quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh theo hướng nhân văn, giáo dục và hỗ trợ sự tiến bộ của học sinh.
![]() |
Thông tư mới của Bộ GD&ĐT liên quan đến các hình thức khen thưởng và kỷ luật học sinh. Ảnh minh họa. |
Dự thảo nhấn mạnh nguyên tắc kỷ luật phải tôn trọng, khách quan, không định kiến, không bạo lực hay xúc phạm học sinh.
Đối với học sinh tiểu học, hình thức kỷ luật gồm: Nhắc nhở, yêu cầu xin lỗi. Với các cấp học khác, thêm các hình thức như: Phê bình, viết bản tự kiểm điểm.
Một số hoạt động hỗ trợ chủ yếu để khắc phục hành vi vi phạm là khuyên bảo động viên, theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh vi phạm trong quá trình khắc phục hành vi vi phạm; phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm. Như vậy, hình thức khiển trách, cảnh cáo và đình chỉ học đã được bỏ đi trong bản dự thảo này.
![]() |
Trên thực tế, có những học sinh cá biệt lại thích "được" đình chỉ học. Ảnh AI |
Cô Phạm Thị Hồng Nhung - giáo viên tại một trường tư thục ở Hà Nội - cho rằng, hình thức đình chỉ học cần được nhìn nhận một cách linh hoạt và có cân nhắc: “Việc có hay không thi hành hình thức kỷ luật đình chỉ học với học sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và phải đánh giá tác động từ nhiều mặt.
Khi áp dụng hình thức đình chỉ, phản ứng từ phía phụ huynh rất đa dạng: Có người hợp tác với giáo viên để hỗ trợ con cái, nhưng cũng không ít người phản ứng gay gắt, bênh vực con và gây áp lực ngược trở lại nhà trường.
Cũng phải xét đến mặt trái của việc đình chỉ học là có thể khiến các em bị đẩy xa ra hơn khỏi môi trường học đường, tạo những tác động không tốt lên tâm lý học sinh. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi truyền thông phát triển quá nhanh và mạnh mẽ, ai biết được trong khi bị đình chỉ học, các em có thể tiếp cận với những thông tin gì, và có thể làm ra những hành động gì khi các em không còn trong khuôn khổ kiểm soát của nhà trường?”
Với quan điểm đó, cô Hồng Nhung đề xuất: “Đình chỉ học nên là thời gian để các bên cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sai phạm của học sinh. Chỉ nên đình chỉ một vài ngày, nhằm tạo cơ hội để phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng ngồi lại trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân vi phạm và đề xuất giải pháp phù hợp. Không nên đình chỉ học trong thời gian quá dài như một kỳ hay một năm, điều đó không thể giải quyết được vấn đề, mà còn gián đoạn nghiêm trọng quá trình học tập, khiến các em càng thêm khó khăn trong việc quay trở lại trường lớp.
Có lẽ cũng không nên gọi đó là “đình chỉ” nữa, mà nên thay bằng một cách gọi khác nhẹ nhàng, phù hợp hơn, như “thời gian tạm dừng để điều chỉnh” hoặc “thời gian hỗ trợ tâm lý”. Cách gọi này vừa giúp giảm bớt cảm giác tiêu cực cho học sinh, vừa nhấn vào mạnh mục tiêu giáo dục, đồng hành và sửa sai thay vì trừng phạt. Thay đổi cách gọi cũng là một phần trong việc thay đổi tư duy tiếp cận với kỷ luật học đường, hướng tới việc giúp học sinh nhận ra lỗi lầm, có cơ hội sửa chữa và trưởng thành hơn từ chính sai phạm của mình”.
Thay đổi cách tiếp cận với giáo dục
![]() |
Dự thảo Thông tư mới phản ánh mong muốn đặt người học làm trung tâm của Bộ Giáo dục. Ảnh minh họa. |
Theo cô Hoàng Mai Chi – chuyên viên hỗ trợ tâm lý học đường tại một trường tư thục ở Long Biên (Hà Nội), việc bỏ các hình thức kỷ luật cứng rắn như đình chỉ học không có nghĩa là giáo viên và nhà trường bị tước bỏ công cụ quản lý, mà ngược lại, là lúc cần thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh.
“Tôi ủng hộ việc bỏ hình thức đình chỉ học với học sinh. Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người, vậy thì còn gì éo le hơn là đi học rồi bị đình chỉ như một cách “từ chối” đào tạo. Nhưng khi không có quy định mang tính “hình phạt”, thì cũng là lúc phải suy xét lại: Vậy kỷ luật trong môi trường giáo dục với học sinh mang ý nghĩa gì? Bản thân việc giáo dục lúc này chính là hình thức kỷ luật sâu sắc nhất – điều chỉnh hành vi qua sự thấu hiểu và đồng hành”.
Cô Chi nhấn mạnh, giáo dục công lập rất cần phải phát triển hệ thống hỗ trợ nền tảng tâm lý, tính cách trong nhà trường, chẳng hạn như các phòng tâm lý học đường với những người thực sự có chuyên môn và có thể xử lý các trường hợp rối loạn. Hiện nay nhiều trường chỉ dựa vào các giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường để giải quyết mâu thuẫn. Nhưng chính các thầy cô cũng đang quá tải vì những yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, và đâu có đủ chuyên môn về tâm lý học để giải quyết các vấn đề phát sinh?
“Dù biết rằng việc phát triển hệ thống này ở các địa phương là không dễ, đặc biệt là vùng khó khăn, nhưng đây là điều bắt buộc nếu chúng ta muốn chuyển từ giáo dục theo kiểu “trừng phạt” sang giáo dục nhân văn. Tâm lý học đường cần được quan tâm như sức khỏe thể chất hay kiến thức học thuật, vì một học sinh phải được lắng nghe, được lên tiếng và phản biện mới có thể phát triển lành mạnh mà không cần đến những biện pháp nặng nề như đình chỉ hay đuổi học”.
Bỏ đình chỉ học không có nghĩa là buông lỏng kỷ cương, mà là lời mời gọi toàn ngành Giáo dục cùng nhìn lại: Làm sao để mỗi lỗi sai không trở thành vết sẹo, mà là cơ hội để trưởng thành cho học sinh? Để sự thay đổi này thực sự hiệu quả và không khiến nhà trường “bất lực” trước sai phạm, thì cần đi kèm cả một hệ sinh thái hỗ trợ, nơi giáo viên không đơn độc, học sinh không bị bỏ lại, và phụ huynh phải đồng hành như một phần của giải pháp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân
Tin khác

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định
Giáo dục 08/05/2025 21:25

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục 08/05/2025 21:18

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn
Giáo dục 08/05/2025 17:38

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân
Giáo dục 08/05/2025 12:50

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 08/05/2025 10:39

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số
Giáo dục 08/05/2025 06:01

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh
Giáo dục 07/05/2025 19:11

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 07/05/2025 13:56

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học
Giáo dục 07/05/2025 13:54

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"
Giáo dục 06/05/2025 14:16