Lễ hội Đền Sóc năm Mậu Tuất văn minh, hấp dẫn du khách
Sẽ không còn cảnh tranh cướp lễ vật tại lễ hội đền Sóc | |
Chốn linh thiêng dưới hàng ngói đỏ phủ rêu trên núi Vệ Linh |
Đúng 7 giờ sáng, Lãnh đạo huyện Sóc Sơn đã tổ chức nghi lễ dâng hương lên khu vực đền thờ Thánh Gióng tại Đền Thượng. Sau khi đánh trống khai hội, các nghi thức đọc văn tế, lễ rước và lễ tế của các thôn làng được thực hiện trong không khí linh thiêng trước sự chứng kiến của người dân.
Rước kiệu hoa tre là một nghi lễ quan trọng của Lễ hội. |
Nghi lễ rước kiệu hoa tre luôn là phần được quan tâm nhất trong ngày khai hội. Kiệu hoa tre sau khi rước được đưa vào bên trong đền Thượng, các hoa tre dược rút ra đưa vào thùng kín mang đi lễ tạ tại đền Hạ. Theo thông lệ, lễ rước có 7 đoàn lễ ứng với 7 xã của huyện Sóc Sơn.
Cùng với kiệu hoa tre, kiệu rước “Tướng bà” được nhiều người dân quan tâm. Theo quy định từ xưa, người hóa thân thành "Tướng bà" phải có gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi. Đoàn rước kiệu "Tướng bà" có đầy đủ các thành phần gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi khiêng kiêm bảo vệ kiệu. Đoàn rước kiệu xuất phát từ đình làng Yên Tàng tiến về đền Sóc. Năm nay, lực lượng an ninh ở Sóc Sơn đã cõng cô bé 9 tuổi đóng vai "Tướng bà" để bảo vệ cô bé khỏi bị bắt cóc.
Khu vực bán hàng quy củ, ngăn nắp, không còn nạn chặt chém, chèo kéo du khách. |
Ngoài các nghi lễ, những trò chơi dân gian cũng được tổ chức để phục vụ người dân tham gia lễ hội như đấu vật, thi nấu ăn, cờ tướng, chơi ô ăn quan. Lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, kéo dài từ hôm nay (21/2) đến 23/2, tức mùng 8 tháng Giêng.
Năm nay, không còn tình trạng chặt chém, cướp hoa tre ở Lễ hội. Trong khu vực đền được vệ sinh sạch sẽ, quy củ, khu vực gửi xe của khách cũng rộng rãi, giá trông giữ xe đúng quy định. Khu vực bán hàng được tổ chức ở phía ngoài cổng đền được bày bán ngăn nắp, bài trí sạch sẽ, bắt mắt. Khu vực phía trong đền không còn tình trạng bán hàng rong, chèo kéo du khách hay vứt rác bừa bãi.
Trước đó, UBND huyện Sóc Sơn cũng đã ra bản kế hoạch tổ chức lễ hội, theo đó, Lễ hội phải được tổ chức một cách chu đáo, các nội dung thiết thực, đúng với quy chế và kịch bản lễ hội đã được phê duyệt. Nghi lễ trang trọng, phần hội đa dạng, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và địa phương, đảm bảo an toàn, tiết kiệm và lành mạnh.
Lễ hội Gióng được tổ chức để tri ân công đức Phù Đổng Thiên vương - một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05