-->

Lấy sự hài lòng làm thước đo

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, năm 2020, ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông qua việc tiếp tục nghiên cứu rà soát, đơn giản hoá các hồ sơ, quy trình, thủ tục hành chính gắn liền với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối, khai thác các cơ sở dữ liệu của các bộ ngành. Đặc biệt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ đẩy mạnh thanh toán điện tử và đảm bảo các điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. 
Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
Đẩy mạnh phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia
Lấy sự hài lòng làm thước đo
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát – kiểm soát tại Bảo hiểm xã hội Hà Nội

Không ngừng đổi mới

Còn nhớ, trước năm 2015, việc ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) chưa được đẩy mạnh, hệ thống máy chủ, phần mềm, cơ sở dữ liệu phân tán tại BHXH các quận, huyện, chưa có hệ thống mạng WAN kết nối hệ thống công nghệ thông tin giữa các đơn vị…

Vì vậy, toàn bộ giao dịch với người dân và doanh nghiệp đều thực hiện theo hồ sơ giấy tờ qua bộ phận một cửa hoặc đến gặp trực tiếp cán bộ tại các phòng nghiệp vụ. Điều này, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý người tham gia, đặc biệt khi thay đổi đơn vị, thay đổi nơi cư trú. Việc giám định hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện thủ công trên hồ sơ giấy với tỷ lệ khoảng 20% tổng số hồ sơ đề nghị thanh toán. Tình trạng lạm dụng chi trả BHXH diễn ra thường xuyên. Từ đó dẫn đến việc báo cáo quyết toán, thanh tra hàng năm đều thực hiện thủ công.

Hiện nay, với gần 90% người dân tham gia BHYT, hơn 15 triệu người tham gia BHXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân theo tinh thần cải cách chính sách BHXH việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa BHXH để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và hưởng BHXH, BHYT đã trở thành yêu cầu cấp thiết.

Trước yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và thực tế đòi hỏi của quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT - trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu hiện đại hóa để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách BHXH đã trở thành quyết tâm chính trị của toàn ngành BHXH Việt Nam với mong muốn đổi mới, phát triển toàn diện, công khai minh bạch và đem lại sự hài lòng của người dân.

Với yêu cầu và mục tiêu đề ra, BHXH Việt Nam đã tập trung triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu: Giao dịch điện tử trong công tác thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giám định điện tử chi phí khám, chữa bệnh BHYT thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT; số hóa hồ sơ lưu trữ; các phần mềm phục vụ công tác tài chính - kế toán, quản lý văn bản… Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ và vận hành hiệu quả.

Trong năm 2019, BHXH Việt Nam đã tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành, ban hành các Quyết định công bố thay thế, bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giải quyết hưởng các chế độ BHXH và chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp (tổng số thủ tục hành chính của ngành tiếp tục được cắt giảm từ 28 xuống còn 27 thủ tục); trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”.

Hướng đến chuyên nghiệp, hiện đại

Với mục tiêu xây dựng ngành BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, những năm qua, BHXH Việt Nam không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân. Đặc biệt, khi Chính phủ phê duyệt đề án “cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”, ngành BHXH sẽ tiếp tục là cơ quan đi đầu trong thực hiện Chính phủ điện tử.

Cùng với việc cải cách thủ tục hành chính, BHXH Việt Nam đã tập trung xây dựng, đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm nghiệp vụ với mục tiêu tin học hóa toàn diện hoạt động nghiệp vụ, thống nhất nhằm công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan BHXH trên môi trường mạng, nâng cao năng lực, hiệu quả phục vụ người dân và đơn vị sử dụng lao động. Đơn cử như: Phần mềm lưu trữ hồ sơ điện tử ngành BHXH để số hoá tài liệu lưu trữ; thu và quản lý sổ thẻ; kế toán tập trung; xét duyệt chính sách; quản lý đầu tư quỹ; quản lý đấu thầu thuốc tập trung...

Theo đánh giá của Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH đã xây dựng nhiều quy trình thuận tiện cho người lao động, đồng thời tiến hành cắt giảm các thủ tục hành chính, hiện chỉ còn tổng 28 thủ tục hành chính cho toàn bộ các lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Điều này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian cho người dân khi giao tiếp với cơ quan BHXH.

Hơn nữa ngành BHXH cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bằng việc liên thông cơ sở dữ liệu giữa các tỉnh; người dân chỉ cần đến làm việc tại cơ quan BHXH gần nhất mà vẫn truy xuất được dữ liệu của mình. Bên cạnh đó, còn áp dụng phương thức chi trả linh hoạt, người thụ hưởng BHXH có thể lựa chọn nhận tiền mặt tại cơ quan BHXH hay qua tài khoản ngân hàng hoặc qua người sử dụng lao động...

Ông Nguyễn Hoàng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam cho hay: Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội có mối quan hệ mật thiết với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, trong đó, 6 trụ cột mà Cơ sở dữ liệu an sinh hướng tới thì Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã chứa 3 trụ cột là BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với độ bao phủ về đối tượng BHYT lớn nhất trong đối tượng của Cơ sở dữ liệu an sinh xã hội. Như vậy, có thể nói Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm là Cơ sở dữ liệu sơ cấp quan trọng để cung cấp thông tin đầu vào cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.

Ông Phương cũng cho hay, BHXH Việt Nam xác định, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và kết nối, chia sẻ với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan phải lấy người dân làm trung tâm, hướng tới mục tiêu là sự hài lòng của cá nhân, tổ chức.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm có vai trò tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử thông qua cung cấp các dịch vụ dữ liệu dùng chung cho các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước kết nối khai thác, sử dụng, phục vụ mục tiêu cải cách hành chính và đơn giản hóa thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.

Khẳng định quyết tâm của ngành, ông Đào Việt Ánh – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho hay: Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh, nâng cấp các phần mềm nghiệp vụ của ngành phù hợp với các quy định, quy trình nghiệp vụ mới ban hành; triển khai Hệ thống thu nộp, chi trả điện tử BHXH, Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan BHXH; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử, (hiện nay Hệ thống giao dịch điện tử BHXH đang thực hiện cung cấp 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4); tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc số hóa văn bản, tài liệu trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; kịp thời cập nhật, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử, ứng dụng chữ ký số theo các quy định mới tại Thông tư số 01/2019/TT-BNV ngày 24/1/2019 của Bộ Nội vụ.

Đặc biệt, ngành sẽ chú trọng xây dựng hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử trên nền tảng áp dụng phương thức thanh toán điện tử trực tuyến công nghệ tiên tiến, hiện đại theo hướng tự động hoá góp phần tăng tốc độ xử lý giao dịch, hiện đại hoá công tác thanh toán. Ngoài ra, các ứng dụng trên nền tảng di động sẽ cho phép các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với cơ quan BHXH… BHXH Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH liên thông, hiện đại với công nghệ mới nhất.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

(LĐTĐ) Tết Âm lịch là dịp Tết lớn nhất trong năm, dịp để mọi người nghỉ ngơi, dành thời gian quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn làm việc trong những ngày này vì yêu cầu công việc hoặc được động viên bằng mức lương hấp dẫn. Vậy người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 sẽ được nhận lương như thế nào?
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức (CCVC) thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động