--> -->

Lật mặt những luận điệu sai trái lợi dụng sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức

Trong khi các lực lượng chức năng thành phố đang rất nỗ lực triển khai các biện pháp cần thiết để sớm ổn định tình hình an ninh trật tự, bảo đảm cuộc sống bình yên của người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thì một số đối tượng cơ hội chính trị dưới danh nghĩa “luật sư”, “chuyên gia”, nhà “dân chủ” đã lên mạng xã hội liên tục có những phát ngôn, tuyên bố sai lệch, không đúng bản chất sự việc, tỏ vẻ “hào hiệp”, sẵn lòng “hỗ trợ” người dân đòi “quyền lợi”.... 
lat mat nhung luan dieu sai trai loi dung su viec xay ra o xa dong tam huyen my duc ​Hà Nội: Về tình hình vi phạm pháp luật tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức
lat mat nhung luan dieu sai trai loi dung su viec xay ra o xa dong tam huyen my duc Hợp tác để giải quyết sự việc một cách thấu đáo

Mục đích chính của các đối tượng này không gì khác là cố tình bôi đen sự thật nhằm làm chệch hướng dư luận, lợi dụng tình hình để nói xấu chế độ và kích động sự quá khích của một bộ phận nhân dân khiến tình hình càng thêm căng thẳng.

Những ngày qua, nếu ghé vào các trang mạng của những phần tử phản động, cơ hội chính trị đã quá "quen mặt" bấy lâu nay, nếu là người thiếu cảnh giác và không suy xét kỹ, rất dễ dàng bị "ngập" trong những thông tin ngồn ngộn về vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm (Mỹ Đức), như thể đang được tận mắt chứng kiến trực tiếp những gì diễn ra tại hiện trường.

Từ những thông tin có được tại hiện trường, cả một đám kền kền chuyên "bám váy" những thế lực phản động trong và ngoài nước nhanh chóng xào xáo, cho ra đời hàng loạt sản phẩm từ bài viết đến clip được cắt xén vội vàng (thậm chí đoạn trước, đoạn sau đã lập tức vênh nhau, lòi ngay đuôi xuyên tạc), nhưng bọn chúng vẫn lớn tiếng tung hô "Tinh thần Đồng Tâm", "Chảo lửa Đồng Tâm", "Đồng Tâm rào làng tử thủ"... rồi kêu gọi người dân địa phương vùng lên, kêu gọi người "dân oan" nơi khác kéo về hỗ trợ!

Giữa rừng thông tin kèm theo vô vàn những lời bình luận nghe qua có vẻ đầy sự chính nghĩa, lúc nào cũng đứng về phía nhân dân, vì sự hưng thịnh của đất nước..., không ít người đọc dễ dàng mất tỉnh táo và bị rừng thông tin ấy dẫn dụ, làm lạc hướng, sập vào cái bẫy mà những người đưa ra thông tin đã dày công "buông lưới". Có hai cái bẫy mà những luận điệu sai trái cố tình dựng ra với người đọc.

Trước hết, đó là họ cố tình cung cấp những thông tin theo kiểu "cắt cúp", bịa đặt trắng trợn, bóp méo sự thật khách quan, làm cho người đọc tin rằng ở Đồng Tâm đang có một vụ xung đột nghiêm trọng, trong đó Quân đội và Công an cướp đất của dân, đàn áp dân, thậm chí đánh dân chỉ vì họ phản ứng lại.

Từ đó, chúng lớn tiếng kích động người dân "đấu tranh đòi công bằng", nổi loạn. Để "đun nóng" sự kiện, chúng không ngại thủ đoạn nham hiểm - tung những thông tin ngược, vu cho người dân Đồng Tâm đang hành hạ, thậm chí đe dọa tẩm xăng thiêu những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ bị bắt giữ trái pháp luật tại đây.

Vậy đâu là sự thật?

Sự thật ở đây như các nguồn thông tin chính thống đã khẳng định rõ: không hề có chuyện đánh dân, đàn áp dân... hay "cướp đất" của dân. Thành phố đã nhiều lần tổ chức đối thoại, tiếp dân và nghiêm túc xem xét giải quyết nhiều nội dung khiếu tố và vẫn đang tập trung xem xét giải quyết nhiều nội dung khiếu tố.

Song từ cuối năm 2016 đến nay, đặc biệt là từ khi Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel nhận bàn giao diện tích đất trên để thi công dự án A1 thì một số người dân khiếu kiện đã tổ chức nhiều hoạt động ngăn cản lực lượng chức năng cắm mốc, gây khó khăn cho công tác GPMB, có nhiều hành vi gây mất an ninh trật tự, kích động một bộ phận quần chúng nhân dân buộc con em mình nghỉ học…

Vì thế, pháp luật bắt buộc phải được thực thi để duy trì trật tự chung cho cộng đồng, bảo đảm cuộc sống bình yên của người dân. Việc Cơ quan Công an đã tiến hành khởi tố vụ án để làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn để pháp luật được tôn trọng là cần thiết. Việc một số đối tượng quá khích đã bắt giữ 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố tại Nhà văn hóa thôn Hoành - là việc làm hoàn toàn vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của chính người dân địa phương.

Ngay cả khi những nỗ lực cố gắng của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội tích cực giải quyết nhằm bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân và bước đầu sự việc đang có những tín hiệu tích cực, thể hiện qua việc một số đối tượng gây rối đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, đang tham gia cùng chính quyền khắc phục hậu quả, người dân Đồng Tâm đã thả 18 cán bộ, chiến sĩ bị họ bắt giữ trái phép - thì trên các trang mạng xã hội lại vẫn cố tình kích động người dân dấn sâu thêm vào sai trái.

Cái bẫy thứ hai mà những kẻ cơ hội chính trị đang giăng ra là cố tình thông tin méo mó, lệch lạc về nguồn gốc đất đai và bản chất sự yếu kém trong quản lý đất đai ở khu vực này. Từ đó "đổi trắng thay đen" - coi việc một số người dân chiếm đất là hành động cần thiết để "đòi lại" đất, mà cố tình lấp liếm sự thật lịch sử về nguồn gốc đất quốc phòng tại đây.

Về nguồn gốc đất đai, các tài liệu còn lưu trữ cho thấy: Ngày 14-4-1980, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 113/TTg, giao Quân chủng Phòng không – Không quân đợt 1 là 206ha. Ngày 10-8-1981, Ủy ban hành chính tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386/QĐ-UBND giao Quân chủng Phòng không – Không quân đợt 1 là 208 ha. Ngày 22-4-2003, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân có Quyết định số 406/QĐ-PKKQ giao cho Tiểu đoàn 31/Lữ đoàn 28/Quân chủng Phòng không-Không quân được phép bố trí đóng quân trên sân bay Miếu Môn do Lữ đoàn 28 quản lý với diện tích 208 ha. Theo bản đồ hiện trạng 1/5000 do Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ lập tháng 6-2013, được các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức) xác nhận; Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu xác nhận ngày 26-6-2014 và Thông báo diện tích số 684/Cty-XNA ngày 26-9-2014 của Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ, khu đất Lữ đoàn 28 đang quản lý tại các xã nêu trên là hơn 236,7 ha.

Về diện tích tăng thêm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề nghị Lữ đoàn 28 giải trình lý do. Theo đó, “Diện tích đo đạc mới tăng so với Quyết định giao đất khi đóng quân là do trước đây công tác đo đạc, xác định mốc giới bằng thủ công, độ chính xác không cao. Mặt khác, hệ thống mốc giới của điểm giao nhận đất đã có từ trước đến nay không thay đổi… Ranh giới đơn vị quản lý, sử dụng ổn định, không có tranh chấp”.

Trên cơ sở đó, ngày 20-10-2014, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 5383/QĐ-UBND, giao toàn bộ diện tích khu đất theo diện tích đo đạc mới cho Quân chủng Phòng không – Không quân tiếp tục sử dụng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho Quân chủng Phòng không – Không quân theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các Nghị định khác của Chính phủ về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức và theo đúng Điều 11 Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 20-6-2014 của UBND thành phố.

Với các căn cứ pháp lý vừa nêu - không khó để khẳng định, phần đất được giao cho Quân chủng Phòng không – Không quân hoàn toàn đúng quy định và được quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, trong phạm vi mốc giới không thay đổi từ ngày giao đất.

Tuy nhiên, do đo đạc trước đây không chính xác nên khi áp dụng đo đạc bằng biện pháp hiện đại, có diện tích tăng thêm (trong mốc giới được giao). Nhưng với các căn cứ hiện hành, không thể có chuyện và không thể chấp nhận hành vi đòi chia phần đất “dôi dư” sau đo đạc, như một số người đang đòi hỏi.

Mặt khác, như Báo Hànộimới đã thông tin, tình trạng yếu kém trong quản lý đất đai tại khu vực này thời gian qua là có thật. Đó là lý do nhiều tập thể, cá nhân mắc khuyết điểm buông lỏng quản lý đất đai, để xảy ra sai phạm ở địa phương dẫn tới khiếu kiện kéo dài, đã và đang bị xử lý thích đáng.

Về phía chính quyền xã, đã có 8 đảng viên bị khai trừ Đảng, cách chức 1, cảnh cáo 5, khiển trách 5 (nguyên Bí thư đảng ủy, nguyên Chủ tịch, phó Chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã); cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã). Mới đây nhất, ngày 30-3-2017, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng cũng đã tiến hành khởi tố vụ án về hành vi lấn chiếm đất quốc phòng và chống người thi hành công vụ.

Tuy nhiên, không thể lấy yếu kém trong quản lý đất đai để biến thành câu chuyện đòi phải "trả lại đất" không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Nhất là khi nguồn gốc của nó đã rõ như ban ngày.

Điểm lại hai cái bẫy mà những “thày dùi” mượn danh “luật sư”, nhà “dân chủ”… đã và đang tung ra trên mạng xã hội xung quanh sự việc đang xảy ra ở xã Đồng Tâm để thêm một lần nữa nhận rõ thủ đoạn thâm độc của những kẻ cơ hội chính trị và các thế lực phản động. Miệng chúng nói "vì quyền lợi người dân" nhưng thực chất là mưu toan làm hại người dân khi đẩy họ lún sâu vào hành vi sai trái.

Hơn lúc nào hết, người dân cần nâng cao cảnh giác, bình tĩnh phân tích khi tiếp nhận thông tin để hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề và có cách hành xử đúng mực, tôn trọng luật pháp, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự giải quyết của chính quyền, cơ quan chức năng, thay vì mù quáng tin theo những thông tin sai lệch.

Theo Hồng Đức/ Hà Nội mới​

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa

PRU-Bảo vệ tối đa là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới nhất của Prudential, đáp ứng nhu cầu bảo vệ ở mức độ tối ưu trên mức phí bảo hiểm phù hợp nhất với khả năng tài chính.
Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Ngày 13/5, Phòng Cảnh giao thông Hà Nội cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Đại lễ Phật đản (Vesak) 2025; Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện từ 13 - 21/5.
Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng, có nhu cầu mở rộng sản xuất là những yếu tố quan trọng để thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khởi sắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phần, ngành nghề kinh tế của Thành phố.
Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Ngày 13/5, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô cùng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) tại thành phố Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động; thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế...
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động