Làm gì để truyện tranh có độc giả
Thua trên sân nhà
Theo chị Giang Linh – cán bộ của NXB Kim Đồng, mỗi năm NXB Nhi đồng cho tái bản khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu sách tranh, xuất bản hơn 300 truyện tranh mới. Trong đó, các bộ truyện tranh được NXB Kim Đồng mua bản quyền từ nước ngoài như “Doremon”, “Thám tử Conan”,… đều được in với số lượng lớn và được trẻ em Việt Nam rất yêu thích.
Tuy nhiên, theo thống kê của ngành xuất bản, trong số vô vàn các bộ truyện tranh được phát hành ra thị trường hàng năm, truyện tranh Việt Nam mới chỉ chiếm 1% thị phần so với truyện tranh nước ngoài. Nguồn truyện tranh trên thị trường hiện nay, chủ yếu đến từ các quốc gia phát triển mạnh về truyện tranh như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Âu, Mỹ. Tại quầy bán truyện tranh của nhà sách Tiền Phong, trong đủ các bộ truyện tranh được độc giả hiện nay ưu thích chỉ có 1/3 là truyện tranh Việt Nam, quanh quẩn vẫn vài đầu truyện như Tý quậy, Thần đồng đất Việt, Thần đồng đất Việt – Hoàng Sa Trường Sa,… Theo chia sẻ của một nhân viên bán hàng tại Nhà sách Tiền Phong, truyện tranh bán chạy nhất vẫn là của Nhật Bản. Còn truyện tranh Việt Nam thường là các phụ huynh tìm mua cho con tuổi tiểu học đọc, các em tuổi trung học ít tìm mua.
Tiểu thuyết Long Thần Tướng - bộ truyện tranh Việt Nam thành công nhất nhờ hình thức xã hội hóa |
Có thể nói “Tý quậy” và “Thần đồng đất Việt” là hai bộ truyện tranh thuần Việt được độc giả đón nhận không thua kém gì truyện tranh Nhật Bản, song vẫn không tránh khỏi những hạt sạn. Đặt lên bàn cân so sánh mới thấy, từ nội dung đến hình ảnh của truyện tranh Việt Nam đều thua truyện tranh nước ngoài. Truyện tranh Việt Nam sở dĩ lép vế bởi cốt truyện không có gì mới lạ, nhân vật chủ yếu là các nhân vật lịch sử mang tính giáo dục cao, hình vẽ minh họa cũng kém sinh động. Trong khi đó, những bộ truyện tranh ăn khách của nước ngoài, hình ảnh công phu hơn, nội dung thiên về tính giải trí, hiếm khi khai thác từ một đề tài có thật nào mà chủ động hướng vào trí tưởng tượng của trẻ nhỏ như “Doremon”, “Thủy Thủ mặt trăng”, “Dòng sông huyền bí”,... Em Trần Quang Hưng, 13 tuổi, học sinh lớp 6a2 trường Nguyễn Trãi, cho biết: “Các bạn lớp em thích đọc truyện “Conan”, “Doremon” hơn là truyện tranh Việt Nam. Giờ lên cấp 2, em thấy “Tý quậy”, “Thần đồng đất Việt” không hấp dẫn nữa vì hình vẽ không đẹp.”
Giải pháp tình thế
Bàn về thị trường truyện tranh Việt Nam, anh Nguyễn Khánh Dương, nhà sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp, người sáng lập Công ty truyện tranh Comicola, đánh giá: “Thị trường truyện tranh Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Độc giả luôn mong chờ các tác phẩm thuần Việt, các nhà sách luôn ưu ái và xếp truyện tranh Việt Nam ở vị trí đẹp trong kệ trưng bày. Vấn đề lớn nhất là tác giả. Hiện nay, tác giả theo đuổi nghề vẽ truyện tranh ở Việt Nam rất ít, dẫn tới không có nhiều tác phẩm”.
Trước khó khăn và thách thức cạnh tranh với truyện tranh nước ngoài, cách đây 2 năm, anh Nguyễn Khánh Dương, cùng một số tác giả trẻ của Việt Nam, đã bắt tay tìm kiếm nguồn tài trợ, gây quỹ cộng đồng, xã hội hóa truyện tranh. Mô hình gây vốn từ cộng đồng đã ra đời từ lâu và khá phổ biến trên thế giới, nhằm tạo điều kiện cho các nghệ sĩ đưa sản phẩm của mình đến với công chúng một cách độc lập. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc làm này vẫn còn khá mới mẻ. Và bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức gây quỹ cộng đồng là “Truyền thuyết Long Thần Tướng”, của nhóm anh Dương, đã gây được tiếng vang, trở thành dự án gây quỹ thành công nhất Việt Nam từ trước tới nay.
Thành công của cách phát hành mới này góp phần khích lệ các tác giả trẻ, giúp họ tìm được hướng đi mới và thêm niềm tin để bám trụ với nghề. Đến nay, nhóm tác giả trẻ này đã và đang thực hiện khoảng 10 đầu truyện tranh. Tuy nhiên, người sáng lập Công ty truyện tranh Comicola nhận định, hình thức gây quỹ cộng đồng chỉ là một giải pháp tạm thời, bởi tìm kiếm nguồn tài trợ không phải việc đơn giản. Khó khăn lớn nhất trong quá trình xã hội hóa truyện tranh là tạo niềm tin cho độc giả. Muốn dự án thành công, các chủ dự án phải không ngừng tương tác với cộng đồng và phải chứng minh được niềm say mê cùng quá trình thực hiện để các thành viên cộng đồng hứng thú. Nếu dự án không phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của bạn đọc thì chắc chắn sẽ thất bại, thậm chí còn gây hiệu ứng xã hội không tốt. “Để truyện tranh Việt Nam không thua kém các truyện tranh nước ngoài, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các tác phẩm đến từ các họa sĩ Việt Nam. Càng có nhiều tác phẩm, độc giả càng có thêm sự lựa chọn”, anh Nguyễn Khánh Dương nói.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47