--> -->

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Để có thể có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các tuyến đường sắt còn lại, một giải pháp chính sách của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là triển khai các Dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Dự án TOD).
Tạo “cú hích” trong cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Mở đường, tạo thể chế thuận lợi giúp Thủ đô bứt phá Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Kỳ vọng tạo đột phá để Hà Nội phát triển

Một trong những chính sách mới quan trọng trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), đang được nhiều người dân quan tâm. Vậy, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt đô thị Thủ đô như thế nào?

Áp dụng mô hình TOD cho đường sắt đô thị

Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, thành viên Tổ Biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cho biết, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 410km. Sau 12 năm thực hiện Quy hoạch, Hà Nội mới vận hành và khai thác được 13km đường sắt đô thị (tuyến Cát Linh - Hà Đông).

Quyết định số 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2016 phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 519/QĐ-TTg) đặt mục tiêu thành phố Hà Nội phải ưu tiên phát triển vận tải đường sắt đô thị đến 2030 chiếm 25%-30% và sau 2030 là từ 35%-40% ở khu vực đô thị trung tâm. Yêu cầu này đòi hỏi Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện được các mục tiêu quy hoạch nêu trên.

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội gần đây về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư vận tải đường sắt, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đến năm 2023 là hơn 39.500 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án và nếu đầu tư cho các tuyến đường sắt đô thị còn lại đến năm 2045 (căn cứ theo Quyết định số 519/QĐ-TTg) thì cần khoảng 321.484 tỷ đồng (tương đương 13.31 tỷ USD).

Để có thể có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các tuyến đường sắt còn lại, một giải pháp chính sách của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là triển khai các Dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Dự án TOD). Dự án TOD là một giải pháp có thể mang lại nguồn lực đầu tư từ xã hội thông qua việc khai thác quỹ đất ở các vùng phụ cận của tuyến đường sắt, không gian ngầm và không gian trên cao ở các nhà ga của tuyến đường.

Cũng theo ông Nguyễn Công Anh, điểm đặc biệt là Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chỉ lựa chọn quy định Dự án TOD áp dụng cho đường sắt đô thị mà không áp dụng sang các loại hình giao thông khác như đường bộ là phù hợp với nhu cầu phát triển của Thủ đô cũng như tính phức tạp của một dự án đường sắt đô thị đòi hỏi phải có cơ chế đặc thù. Đối với đường bộ, mô hình phát triển TOD đã và đang được áp dụng từ nhiều năm nay trong công tác quy hoạch mà không cần phải áp dụng cơ chế Dự án TOD.

Lấy giao thông làm đích hướng

Góp ý vào dự án Luật, ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho hay, ở Việt Nam, mô hình TOD có thể là mới, nhưng chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh… Bản chất mô hình TOD được hiểu là lấy giao thông làm đích hướng, nhưng trong 30 năm qua, giao thông của nước ta lại bị định hướng.

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
Ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.

Tại Hà Nội, khi mở rộng một con đường, mở một tuyến đường sắt đô thị luôn phải “len lỏi” trong các khu đô thị đã được hình thành, tốn rất nhiều nguồn lực để mở một con đường, chi phí giải phóng mặt bằng vô cùng lớn, Nhà nước không thu lại được lợi ích khi mở đường mà chỉ đạt được mục đích đó là “có con đường”. Các hộ dân đang ở trong ngõ ngách được chuyển ra mặt đường thì họ được hưởng lợi ích từ việc mở đường.

Do vậy, ông Lê Trung Hiếu cho hay, đưa nội dung TOD và Luật Thủ đô là rất cần thiết, đặc biệt dành cho đường sắt đô thị. Đây được đánh giá là một nguồn lực rất quan trọng để nhà nước có thể thu hồi giá trị thặng dư từ đất và dùng chính nguồn này để đầu tư các công trình giao thông khối lượng lớn.

Ông Lê Trung Hiếu cũng nhìn nhận, quy định về sử dụng không gian ngầm được đưa vào khá rõ trong dự thảo Luật Thủ đô (Điều 21). Sau này không chỉ có đường sắt đô thị là đi ngầm mà các công trình giao thông trong nội đô cũng có thể đi ngầm, như thế sẽ tiếp tục gia tăng giá trị thặng dư về sử dụng đất. Đặc biệt, sẽ giúp bảo vệ cảnh quan, nhất là trong 4 quận nội đô lịch sử. Như vậy là đạt được rất nhiều mục tiêu kép, vừa thu được nguồn lực, vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa tạo ra giá trị thặng dư, vừa bảo vệ cảnh quan.

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
TS Lê Đình Vinh, Giám đốc công ty Luật Vietthink.

Cần lưu ý tới quy hoạch

Cùng góp ý vào dự án Luật, TS Lê Đình Vinh, Giám đốc công ty Luật Vietthink nhấn mạnh, quy hoạch là linh hồn của một đô thị. Quy hoạch tốt không chỉ giúp đô thị đó văn minh, hiện đại, trật tự mà còn mở ra không gian phát triển, tạo tiền đề thu hút nguồn lực phát triển. Nếu quy hoạch không tốt sẽ khó tạo ra giá trị thặng dư, kìm hãm sự phát triển trong tương lai.

Theo TS Lê Đình Vinh, câu chuyện đường sắt đô thị của Hà Nội vừa qua là câu chuyện của vấn đề quy hoạch. Chúng ta đã làm hai tuyến đường sắt đô thị nhưng không gắn chặt với quy hoạch, chỉnh trang, tái thiết đô thị mà chỉ mới giải quyết nhu cầu trước mắt là vấn đề đi lại nên chưa đạt hiệu quả.

Vì vậy, trong việc phát triển TOD tới đây, cần lưu ý tới quy hoạch. Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này hoàn toàn có thể đưa ra các tiêu chí có liên quan đến công tác quy hoạch về dự án TOD như: Phải có sự quy hoạch đồng bộ của các dự án thành phần; quy hoạch đồng bộ các không gian liên quan; bố trí được nguồn lực để triển khai đồng bộ các dự án thành phần; lựa chọn được nhà đầu tư để triển khai đồng bộ các dự án thành phần trong dự án TOD; các nhà đầu tư cam kết triển khai đồng bộ các dự án này...

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam

Còn theo TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam, khi áp dụng mô hình TOD, ngoài những lợi ích như ông Lê Trung Hiếu đã nêu, nếu triển khai tốt cơ chế TOD gắn với tái thiết đô thị sẽ mang lại lợi ích rất lớn, đặc biệt là khu đô thị có không gian nén rất lớn nhưng lại không có cơ sở hạ tầng để hỗ trợ.

Về mặt kinh tế, khi sử dụng đúng cơ chế TOD và khai thác được các nguồn lực, chúng ta sẽ bớt nguồn lực vay vốn từ ngân sách, nguồn vốn ODA, tổ chức tín dụng tài chính quốc tế. Khi đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước có thể tạo ra một dư địa mới để phát triển Thủ đô như về lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa… Khi tự chủ được về tài chính, chắc chắn chúng ta sẽ tự chủ được về công nghệ. Đây cũng là cơ hội để chúng ta xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ cho đường sắt đô thị…

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012), sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tối ngày 15/5, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Lễ hội Làng Sen năm 2025 chính thức khai mạc với Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Tượng đài trong muôn triệu trá
LĐLĐ quận Long Biên tặng thẻ BHYT miễn phí cho đoàn viên, người lao động khó khăn

LĐLĐ quận Long Biên tặng thẻ BHYT miễn phí cho đoàn viên, người lao động khó khăn

Trong khổ Chương trình “Cảm ơn người lao động” nhân Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã trao tặng 10 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho thân nhân của đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Nếu học sinh hút thuốc, đánh bạn chỉ phải viết bản kiểm: Mức phạt chưa đủ sức răn đe!

Nếu học sinh hút thuốc, đánh bạn chỉ phải viết bản kiểm: Mức phạt chưa đủ sức răn đe!

Nhiều nhà giáo lo lắng sẽ mất đi công cụ cần thiết trong việc giáo dục những học sinh bất hảo khi mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh mới, trong đó đã bỏ đi hoàn toàn các hình thức kỷ luật cảnh cáo và đình chỉ học.
Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và giảm mức án phạt cho bị cáo từ 3 đến 6 tháng tù đối với tội "Cưỡng đoạt tài sản", giảm từ 9 tháng đến 1 năm tù đối với tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn".
Aston Villa vs Tottenham: Cơ hội vàng để tiến gần đến giấc mơ

Aston Villa vs Tottenham: Cơ hội vàng để tiến gần đến giấc mơ

Cuộc đua giành vé dự cúp châu Âu tại Premier League đang nóng hơn bao giờ hết, và cuộc chạm trán giữa Aston Villa và Tottenham Hotspur lúc 01h30 ngày 17/5 tới đây hứa hẹn sẽ là tâm điểm của vòng 37. Với Aston Villa, đây là cơ hội vàng để tiến thêm một bước đến giấc mơ Champions League, trong khi Tottenham lại đang ngụp lặn trong khủng hoảng phong độ và tinh thần.
Chelsea vs Manchester United: “Quỷ Đỏ” vượt khó tại Stamford Bridge

Chelsea vs Manchester United: “Quỷ Đỏ” vượt khó tại Stamford Bridge

Vào lúc 02h15 ngày 17/5, sân Stamford Bridge sẽ trở thành tâm điểm với cuộc đụng độ giữa Chelsea và Manchester United trong khuôn khổ vòng 37. Đây không chỉ là màn so tài kinh điển của bóng đá Anh mà còn là trận đấu đầy toan tính, nơi cả hai đội đều có những áp lực và mục tiêu riêng.
Dortmund vs Holstein Kiel: Màn hạ màn trái chiều tại Signal Iduna Park

Dortmund vs Holstein Kiel: Màn hạ màn trái chiều tại Signal Iduna Park

Khi Bundesliga mùa giải 2024/25 chuẩn bị khép lại, cuộc chạm trán giữa Borussia Dortmund và Holstein Kiel tại vòng 34, diễn ra lúc 20h30 ngày 17/5 được dự đoán sẽ là một trận đấu mang tính một chiều, khi hai đội bước vào cuộc chiến này với trạng thái và mục tiêu hoàn toàn trái ngược.

Tin khác

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Xem thêm
Phiên bản di động