--> -->

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Miền ký ức trong veo Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ
Ảnh minh họa

Đã là người Việt thì bao giờ cũng rất coi trọng những phút giây được chia sẻ khoảng thời gian gia đình được tụ họp bên nhau. Đặc biệt là buổi tối, thời điểm bữa cơm tối thường là khoảng thời gian cả gia đình được bên nhau lâu nhất.

Trong mỗi bữa cơm, cả nhà sẽ quây quần bên mâm đồng hình tròn. Trên đó có rất nhiều món ăn nóng hổi kèm chén nước mắm ở giữa, thức ăn dù bình dân hay sang sang một chút thì cũng đều gần gũi với đời sống tinh thần của người Việt.

Mâm đồng chủ yếu được gò và thúc nổi từ chất liệu đồng thau ta (đồng vàng) nên rất bền. Để có được một chiếc mâm chạm đồng tinh xảo đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Đồng thau ta có độ rắn hơn nhôm, đồng đỏ nên khi gò tay rất vất vả, với một chiếc mâm đường kính 50cm cần 3 ngày mới có thể gò xong…

Tôi còn nhớ, ngày trước, trong gia đình tôi, bố là người đi làm nuôi sống cả nhà, mẹ ở nhà lo nội trợ, nuôi con. Công việc của anh em chúng tôi vào mỗi giờ ăn đó là dọn mâm cơm và rửa bát.

Mỗi khi dọn mâm bát chuẩn bị ăn cơm, tôi thường vào nhà ngang, rướn người lấy chiếc mâm đồng trên nóc chạn đặt lên chiếc bàn gỗ cũ và bắt đầu dọn mâm bát. Vừa làm vừa đếm xem bữa nay có bao nhiêu người ăn để lấy đủ bát đũa. Xem nhà nấu món canh, món mặn gì để lấy đúng bát tô, và các loại muôi thìa, đĩa ớt, vịt nước mắm, lọ dấm tỏi, lọ hạt tiêu…

Chúng tôi dọn mâm bát ăn cơm rất cẩn thận, vừa đủ bát đũa cho mọi người. Nhưng tôi do tính lười nên thường bốc cả nắm đũa, bê cả chồng bát ra cho tiện, thành ra mâm bát đũa tôi dọn chưa có thức ăn mà đã nặng trịch… Tôi cũng hay bị mẹ mắng vì lỗi này.

Giờ đây, anh chị em chúng tôi đã trưởng thành, ai cũng có cho mình một gia đình riêng, nhưng những lần được về ăn cơm cùng bố, mẹ bên chiếc mâm đồng lại khiến chúng tôi lại nhớ một thời tuổi thơ xưa cũ.

Vâng, trong thế giới vội vã và hối hả hiện nay, tình cảm gia đình là một giá trị vô cùng quý báu. Để tìm lại sự ấm áp và gắn kết gia đình, không cần đến những thứ xa hoa, mâm cơm gia đình luôn là điểm tựa tinh thần, nơi gợi lên những giá trị văn hóa và tình thương đích thực trong tim ta.

Thủy Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Chính sách miễn học phí cho học sinh công lập các cấp đã đem đến niềm vui cho đông đảo công nhân, người lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tiếp bước cho học sinh đến trường, công nhân lao động thêm vững tâm gắn bó với công việc.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.

Tin khác

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự tham mưu của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý gia hạn tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 và đề xuất cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày tiếp theo.
Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot - một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.
Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và nền tảng TikTok đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về truyền thông, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trên nền tảng TikTok.
Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Ngày 16/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Những ngày vừa qua, chùa Quán Sứ linh thiêng - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi hàng vạn tăng ni, phật tử và nhân dân từ mọi miền đất nước thành kính, trang nghiêm chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ lần đầu tiên được tôn thỉnh về Việt Nam.
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Xem thêm
Phiên bản di động