Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn
Để không còn hỏa hoạn do sự cố chập điện Hoài Đức – Hà Nội: Cháy lớn tại xưởng sản xuất vật liệu |
Theo Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Khi phát hiện có cháy hoặc nghe thấy chuông báo động có cháy xảy ra, việc mở cửa các căn phòng để thoát nạn an toàn đóng vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp đã gặp nguy hiểm khi mở cửa phòng đột ngột, do ngọn lửa từ ngoài tạt vào người gây chấn thương và nguy hiểm đến tính mạng. Chính vậy, để đảm bảo an toàn, tránh bị lửa tạt khi mở cửa chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi mở cửa hãy quan sát xung quanh các khe của cánh cửa xem có thấy ánh lửa hay có khói lọt qua các khe cửa hay không. Nếu thấy có ánh lửa phía sau cửa và có khói lọt qua các khe thì tuyệt đối không mở cửa một cách đột ngột.
- Nếu không nhìn thấy khói, lửa hãy tiến hành kiểm tra nhiệt độ của cánh cửa, hoặc tay nắm khóa cửa (sử dụng phần lưng của các đốt ngón tay hoặc mu bàn tay để kiểm tra). Nếu cánh cửa hoặc tay nắm của cửa nóng hoặc rất ấm thì không được mở cửa đột ngột.
- Nếu thấy tay nắm cửa không nóng và không nhìn thấy khói xung quanh cánh cửa, khi đó cúi thấp người xuống và mở cánh cửa một cách từ từ rồi quan sát để xác định khả năng thoát ra khỏi phòng.
- Khi mở cửa, nếu quan sát thấy đám cháy đã phát triển lớn, mật độ khói dày đặc, nếu không có các thiết bị như áo chống cháy và mặt nạ chống độc để thoát ra ngoài, thì ngay lập tức phải đóng cửa lại thật chắc chắn; di chuyển vào trong nhà, lấy các tấm khăn hoặc vải mềm thấm ướt chèn vào các khe xung quanh cửa để hạn chế khói lọt vào phòng và gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114 đến ứng cứu.
Khi xảy ra cháy, thông thường khu vực xung quanh đám cháy sẽ hình thành 2 vùng cơ bản: vùng không gian sát trần nhà sẽ bao gồm khói và khí độc; vùng không gian phía dưới giáp sàn nhà là không khí sạch.
Đồng thời, có thể trong cùng một thời điểm có nhiều người cùng thoát nạn trên một lối. Chính vì vậy, để di chuyển an toàn và tránh hít phải khói độc chúng ta cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
- Trên quãng đường di chuyển đến buồng thang, cầu thang thoát nạn, nếu phải đi qua các khu vực bị khói bao phủ thì cần hạ thấp trọng tâm (cúi thấp di chuyển hoặc bò). Đồng thời kết hợp với việc sử dụng khăn hoặc vải mềm thấm ướt bị vào mũi để hạn chế hít phải khói, khí độc;
- Khi có nhiều người cùng di chuyển thoát nạn thi mọi người cần bình tĩnh, không chen lấn, xô đẩy, tuân thủ theo các hướng dẫn của lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ hoặc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy;
- Khi đã vào trong buồng thang thoát nạn thì phải nhanh chóng đóng ngay cửa ra vào để chặn không cho khói, lửa lọt vào trong buồng thang;
- Trong trường hợp khi không còn đường thoát khác mà bắt buộc phải băng qua khu vực có lửa, khói thì hãy chuẩn bị các vật dụng như chăn dày, áo khoác dày thấm ướt nước, trùm lên người rồi chạy qua hoặc bò qua khu vực có lửa khói. Tuy nhiên, trước khi di chuyển cần suy tính và hình dung trước quãng đường di chuyển (hướng di chuyển, các điểm rẽ,…) để có thể nhanh chóng đến đích an toàn.
- Trong trường hợp bị lửa tác động dẫn đến quần áo bị bén cháy, thì nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực đám cháy rồi dừng lại, tuyệt đối không được chạy tiếp, thật bình tĩnh nằm xuống đất (hoặc sàn) lấy 2 tay che mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi ngọn lửa được dập tắt thì mới dừng lại.
- Trong trường hợp thấy quần áo của người khác bị bắt lửa, thì nhanh chóng lấy tấm vải, áo chăn hoặc cởi áo khoác mình đang mặc (nếu có) phủ kín lên vị trí quần áo bị cháy trên người nạn nhân. Dùng tay vỗ, đập vào điểm cháy đã được chăn, áo trùm lên để nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Sau khi ngọn lửa đã được dập tắt thì tiến hành sơ cứu bỏng cho nạn nhân và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trong quá trình di chuyển thoát nạn ra khỏi đám cháy, nếu nhớ ra còn người thân nào đó hiện vẫn đang mắc kẹt trong căn hộ bị cháy hoặc không biết chính xác người đó đã thoát ra khỏi căn hộ hay chưa, trong trường hợp này không nên cố gắng quay trở lại đám cháy để tìm kiếm người thân, mà phải nhanh chóng thoát ra ngoài và thông tin cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và mọi người xung quanh để có biện pháp xử lý kịp thời. Vì khi quay trở lại, đám cháy có thể đã phát triển lớn hơn, nếu người vào tìm kiếm trong đám cháy không có các thiết bị bảo hộ thì rất dễ bị nguy hiểm đến tính mạng do lửa và khói, khí độc tác động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24