Kỳ cuối: Phát huy vai trò giám sát của tổ chức Công đoàn
Kỳ 3: Mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc Kỳ 1: Bàn bạc kỹ, thống nhất cao |
Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Luật Lao động, Luật Công đoàn và Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã quy định rõ vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật tại doanh nghiệp và khi phát hiện sai phạm thì kiến nghị xử lý kịp thời để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Vai trò của các cấp Công đoàn trong việc giám sát thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng (Ảnh minh họa). |
Liên quan đến vấn đề tăng giờ làm thêm, về bản chất, người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì mới được sử dụng người lao động làm thêm giờ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp, người lao động thường ở thế yếu. Nhiều doanh nghiệp có chính sách rất tinh vi để buộc người lao động làm thêm giờ. Đơn cử như, nếu người lao động không đồng ý làm thêm giờ thì có thể bị trừ một số khoản thu nhập như tiền chuyên cần. Do đó, ông Quảng cho rằng, các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở cần tăng cường giám sát vấn đề này để kịp thời kiến nghị, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Mặt khác, việc đặt ra trần làm thêm giờ chính là để bảo vệ người lao động. Vì nhiều nghiên cứu cũng như thực tiễn đã chứng minh làm việc thời gian dài, nhất là làm thêm giờ nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gia tăng bệnh tật, ảnh hưởng đến năng suất lao động, tác động xấu đến các vấn đề xã hội khác như: Tình cảm gia đình, nuôi dạy con cái… Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, người lao động sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tiền lương giảm sút, không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe, nếu làm việc trong thời gian dài, điều kiện và môi trường làm việc không đảm bảo sẽ rất dễ xảy ra tai nạn lao động.
Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nêu rõ, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường tuyên truyền, thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn các cấp trong việc giám sát thực hiện Nghị quyết, bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy việc đối thoại, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận bảo đảm phúc lợi cho người lao động. |
Vì vậy, Công đoàn cần chủ động vào cuộc để đối thoại, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận bảo đảm quyền lợi và chế độ phúc lợi cho người lao động, nhất là các nội dung liên quan đến việc đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc của người lao động. Đồng thời, tăng cường giám sát việc doanh nghiệp thực hiện các chế độ cho người lao động khi làm thêm giờ.
Ghi nhận thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã có những chính sách có lợi cho người lao động. Đó là khi huy động người lao động làm thêm trên 40 giờ - 60 giờ trong tháng thì sẽ có chế độ bồi dưỡng, động viên thêm cho người lao động. Đây là việc làm rất tốt, qua đó sẽ tiếp thêm động lực để người lao động sẵn sàng làm việc, công hiến và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
"Tuy nhiên, cần phải nhắc lại rằng, giải pháp tăng giờ làm thêm chỉ phù hợp ở thời điểm hiện tại để giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trước mắt, đảm bảo tiến độ các đơn hàng. Về lâu dài, để đảm bảo phát triển bền vững cần phải giảm giờ làm, giảm trần làm thêm giờ và tăng năng suất lao động thông qua việc doanh nghiệp đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, tiên tiến; nâng cao năng lực quản trị để tăng thu nhập, phúc lợi cho người lao động", ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Việc làm 02/02/2025 21:10
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực
Việc làm 31/01/2025 18:42
Giải bài toán nguồn nhân lực
Việc làm 30/01/2025 09:16
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50