Kỳ 3: Mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn
Kỳ 2: Ý kiến người trong cuộc Kỳ 1: Bàn bạc kỹ, thống nhất cao |
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động quyết định phù hợp và cần thiết trong thời điểm này. Bởi hiện nay các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, đồng thời người lao động cũng có nhu cầu tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, tăng giờ làm thêm tức là người lao động sẽ phải làm thêm nhiều thời gian hơn và sẽ ảnh hưởng, phát sinh nhiều hệ lụy về xã hội, sức khỏe và an toàn lao động. Đặc biệt, “hậu Covid-19” đang là vấn đề lớn đặt ra và không phải người lao động nào bị Covid-19 sau khi khỏi bệnh cũng có thể duy trì được trạng thái sức khỏe tốt để làm việc.
Tăng giờ làm thêm tức là người lao động sẽ phải làm thêm nhiều thời gian hơn và sẽ ảnh hưởng, phát sinh nhiều hệ lụy về xã hội, sức khỏe và an toàn lao động. |
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần tăng giá trị tiền lương trong giờ làm thêm và đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động. Ngoài ra, Nhà nước và doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo các nhu cầu về nhà ở, giáo dục, y tế… cho người lao động, từ đó giúp họ yên tâm lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Cũng theo ông Lê Đình Hùng, việc tăng giờ làm thêm nên chỉ áp dụng trong khoảng thời gian nhất định để giải quyết yêu cầu đột xuất trước mắt, nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp kịp các đơn hàng xuất khẩu. Đồng thời, chỉ nên áp dụng ở một số ngành nghề nhất định như: Dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử... vì ở những ngành nghề này, mức thu nhập của người lao động rất thấp nên họ có nhu cầu làm thêm giờ để đủ tiền trang trải cuộc sống tối thiểu.
Thực tế cho thấy việc thiếu hụt lực lượng lao động thời gian vừa qua chủ yếu là do số lượng người lao động bị F0, F1 phải nghỉ điều trị, cách ly theo quy định tăng cao. Vì vậy, khi Covid-19 được coi là bệnh đặc hữu, với những chính sách thích ứng, linh hoạt thì vấn đề thiếu hụt lao động sẽ dần được giải quyết. Mặt khác, sau dịch bệnh Covid-19, đang có xu hướng một bộ phận lao động dịch chuyển sang khu vực lao động phi chính thức với mức thu nhập cao hơn, dẫn đến thiếu hụt lao động tại các doanh nghiệp.
“Do đó, doanh nghiệp cần có giải pháp tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực quản trị để tăng thu nhập, phúc lợi nhằm thu hút, giữ chân người lao động, đồng thời quan tâm đến việc tuyển lao động mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị thay vì yêu cầu người lao động làm thêm giờ quá nhiều. Đây mới là giải pháp căn cơ, phù hợp với xu thế hiện nay”, ông Lê Đình Hùng nhấn mạnh.
Từ thực tiễn cơ sở, ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam cũng cho rằng, tăng giờ làm thêm không phải là yếu tố chính để tăng năng suất lao động. Để tăng năng suất lao động doanh nghiệp cần đào tạo nhiều kỹ năng cho người lao động, giúp người lao động trau dồi và thực hành nhuần nhuyễn để các kỹ năng đó như là bản năng. Khi đó, công việc của người lao động sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Việc tăng giờ làm thêm nếu không kiểm soát tốt rất có thể sẽ xảy ra trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách để yêu cầu người lao động làm thêm giờ quá cao, thay vì tuyển dụng đủ lực lượng lao động phục vụ sản xuất, để trốn tránh các nghĩa vụ, tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, theo ông Phan Thanh Hải, việc Công đoàn giám sát chủ sử dụng lao động áp định mức làm thêm giờ của người lao động là rất cần thiết.
“Nếu cán bộ Công đoàn buông lỏng, không sao sát việc áp giờ làm thêm thì sức khỏe của đoàn viên, người lao động có thể sẽ bị ảnh hưởng. Có rất nhiều cách để giám sát, nhưng một trong những cách đơn giản nhất đó là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phải thường xuyên lắng nghe các đầu mối thông tin của cán bộ Công đoàn bộ phận. Ngoài ra, cán bộ Công đoàn cũng cần thường xuyên xem xét các bảng đăng ký sắp ca, tăng ca của người lao động để có thông tin đầy đủ và chi tiết, từ đó có cơ sở để góp ý với chủ sử dụng lao động trong việc điều chỉnh giờ làm thêm”, ông Phan Thanh Hải chia sẻ.
Trên thực tế, trong quan hệ lao động, người lao động luôn là thế “yếu”, khi người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm, thì người lao động rất khó từ chối. Cùng với trình độ và khả năng thỏa thuận, đàm phán của người lao động còn hạn chế, thì rất cần có sự can thiệp bảo vệ của Nhà nước bằng các công cụ chính sách phù hợp, đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ của tổ chức Công đoàn để đảm bảo quan hệ hài hòa giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài; giữa lợi ích, nhu cầu của doanh nghiệp với những tác động tiêu cực mà người lao động phải đối mặt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24