-->
Cuộc đại phẫu vì một Hà Nội văn minh - thanh lịch

Kỳ cuối: Để Hà Nội thực sự văn minh - thanh lịch

Như đã nói, “thành phố là cuốn sách mở” muốn TP Hà Nội thực sự đẹp, văn minh, thanh lịch trong lòng du khách điều quan trọng phải thiết kế lại mối quan hệ biện chứng giữa các khâu quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Cạnh đó, tiên phong trong các phong trào văn minh hóa cưới xin cũng như văn minh hóa văn hóa ứng xử và giao tiếp.
tin nhap 20180816134057 Kỳ 4: Đơn giản thủ tục hiếu, hỉ
tin nhap 20180816134057 Sức lan tỏa của hai bộ Quy tắc ứng xử

Đột phá từ các khâu quy hoạch, kiến trúc và xây dựng

Xét trên bình diện quốc gia, Chính phủ chỉ có Bộ Xây dựng trong khi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có cả Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch- Kiến trúc. Điều này chứng tỏ, Thành phố đặc biệt quan tâm đến khâu quy hoạch, kiến trúc đô thị. Tuy nhiên, cần nhìn nhận nghiêm túc thời gian qua sự phối, kết hợp trong lĩnh vực quy hoạch- kiến trúc và quản lý xây dựng quá đỗi rời rạc, dẫn đến bộ mặt kiến trúc đô thị vừa xấu, nham nhở, vừa không có bản sắc.

Ví dụ điển hình nhất, con phố Xã Đàn mới (Đống Đa) từng được mệnh danh là cung đường đắt nhất hành tinh. Song kiến trúc cảnh quan hai bên đường thì vô cùng xấu xí. Lẽ ra đối với những cung đường mới mở, ở các nước họ có những quy chuẩn rất rõ ràng.

tin nhap 20180816134057
Xây dựng văn hóa ứng xử hãy bắt đầu từ hệ thống nhà trường. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, khi ngành Giao thông thực hiện quy trình mở đường theo quy hoạch được Thành phố duyệt; Sở Quy hoạch – Kiến trúc phải có chức năng tham mưu Thành phố xem ở đó kiến trúc phải như thế nào (về chiều cao công trình, màu sắc, kiến trúc, cảnh quan sinh thái); sau khi được Thành phố duyệt thì Sở Xây dựng và chính quyền địa phương có chức năng giám sát việc triển khai xây dựng của người dân, đơn vị hai bên đường. Chắc chắn nếu làm theo cách này thì những con đường mới mở không có sự lô nhô, xâu xí như hiện tại.

Tương tự, muốn Thành phố đẹp, văn minh quy hoạch và đô thị phải đi trước một bước. Trao đổi với PV một chuyên gia từng nhiều năm công tác ở Pháp cho hay: Khâu quy hoạch và kiến trúc của Thủ đô đã “lùi’ rất xa so với sự phát triển của Thành phố. Lẽ ra 20 năm trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, ngành Quy hoạch- Kiến trúc Thủ đô phải tiên phong trong việc quy hoạch và “vẽ” ra những khu đô thị, tuyến phố đẹp. Nhưng tiếc thay sự phối, kết hợp giữa ngành Quy hoạch- Kiến trúc và Xây dựng cũng như giao thông chưa tốt mà dẫn đến tình trạng quy hoạch manh mún, mạnh ai người đó xây làm cho bộ mặt đô thị thêm xấu xí.

Vậy làm thế nào để Hà Nội đẹp hơn trong bối cảnh đô thị mọc lên như mắc cưởi, khi các tuyến phố hiện diện đa số là nhà ống với đủ kích cỡ, sắc màu và chiều cao? Một số chuyên gia cho rằng, đối với những nơi mà đất đai đang còn kiên quyết không cho doanh nghệp tự tung, tự tác về kiến trúc. Sở Quy hoạch- Kiến trúc phải có chức năng quy hoạch, kiến trúc cảnh quan về đô thị, không gian khu vực đó. Doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ kiến trúc chung (còn kiến trúc phía trong thế nào) là việc của doanh nghiệp. Có như thế thì tổng thể kiến trúc đô thị mới được chuẩn hóa để đẹp hơn và văn min hơn.

Còn đối với các tuyến phố không phải chuyện đã rồi mà để nguyên hiện trạng như vậy, cần tiến hành chỉnh trang để tạo ra dấu ấn riêng cho từng tuyến phố. Ví dụ chỉ cần quy định về màu sơn, quy định lắp biển hiệu quảng cáo, màu sắc của ánh đèn, trang trí đô thị ra sao cũng đủ làm cho tuyến phố văn minh. Được biết, đầu năm 2017 Chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã ký quyết định đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu quy hoạch, kiến trúc cảnh quan phố Thái Thịnh (Đống Đa) làm tuyến phố kiểu mẫu để nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có báo cáo về nội dung này.

Luật Thủ đô đã có, các chế tài về cơ chế đặc thù cho Thủ đô cũng đã được ban hành vấn đề đặt ra Thành phố cũng nên có chế tài về vấn đề quản lý quy hoạch và kiến trúc cho toàn Thành phố để tránh tình trạng mạnh ai người đó xây, mạnh ai người đó tự kiến trúc dẫn đến bộ mặt đô thị lem nhem. Ban hành chế tài để mọi người phải thực thi góp phần làm cho Thành phố đẹp và văn ninh hơn như các nước chứ không phải là “vi phạm” quyền công dân.

Nói không với dung tục hóa

Việc ban hành hai Bộ Quy tắc ứng xử của TP Hà Nội là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mang tính chất ràng buộc nghĩa vụ công dân thực thi giao tiếp ứng xử văn minh, thanh lịch. Chính vì thế, để hai Bộ Quy tắc mang lại hiệu quả cao hơn, Thành phố nên sớm ban hành các quy định, quy chế cụ thể về việc xử phạt hành chính đối với những trường hợp sử dụng ngôn ngữ dung tục trong giao tiếp. Trước mắt nên áp dụng trong hệ thống đảng, đoàn thể, đơn vị thuộc Nhà nước và hệ thống trường học.

Cụ thể, đối với hệ thống trường học khi phát hiện bất kỳ học sinh nào nói tục Cờ đỏ có quyền lập biên bản trình chủ nhiệm lớp và Ban Giám hiệu nhà trường có hình thức kỷ luật. Vi phạm lần đầu nhắc nhở, vi phạm lần hai hạ hạnh kiểm. Nếu làm theo cách này, học sinh, sinh viên sẽ không còn nói tục như hiện nay. Và nếu làm triệt để hiệu ứng sẽ vô cùng lớn, chỉ cần 5 năm sẽ “sạch bóng” văn hóa ứng xử dung tục trong nhà trường góp phần cải biến xã hội nhân văn hơn.

Đối với hệ thống trường học khi phát hiện bất kỳ học sinh nào nói tục Cờ đỏ có quyền lập biên bản trình chủ nhiệm lớp và Ban Giám hiệu nhà trường có hình thức kỷ luật. Vi phạm lần đầu nhắc nhở, vi phạm lần hai hạ hạnh kiểm. Nếu làm theo cách này, học sinh, sinh viên sẽ không còn nói tục như hiện nay. Và nếu làm triệt để hiệu ứng sẽ vô cùng lớn, chỉ cần 5 năm sẽ “sạch bóng” văn hóa ứng xử dung tục trong nhà trường góp phần cải biến xã hội nhân văn hơn.

Cạnh đó, đối với các đơn vị Thành phố cũng ban hành quy định tương tự. Ví dụ trưa tổ chức uống rượu bia, hay cán bộ, đảng viên, nhân viên nói tục sẽ tiến hành nhắc nhở; tái phạm các lần tiếp theo sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Và như vậy, một khi hệ thống trường học, bệnh viện, công sở, cơ quan đơn vị thuộc hệ thống Nhà nước loại trừ được tệ nói tục, ứng xử thiếu văn hóa... thì chắc chắn nơi công cộng văn hóa ứng xử cũng sẽ được nâng lên tầm cao mới.

Cạnh đó, đối với các đơn vị Thành phố cũng ban hành quy định tương tự. Ví dụ trưa tổ chức uống rượu bia, hay cán bộ, đảng viên, nhân viên nói tục sẽ tiến hành nhắc nhở; tái phạm các lần tiếp theo sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Và như vậy, một khi hệ thống trường học, bệnh viện, công sở, cơ quan đơn vị thuộc hệ thống Nhà nước loại trừ được tệ nói tục, ứng xử thiếu văn hóa... thì chắc chắn nơi công cộng văn hóa ứng xử cũng sẽ được nâng lên tầm cao mới.

Đoạn tuyệt với văn hóa phong bì trong cưới xin

Thành phố đang khuyến khích việc văn minh hóa cưới xin ma chay và thực sự nhiều nơi cũng đã tiến hành cưới tập thể, cưới tiệc ngọt. Tuy nhiên việc cưới theo nếp sống mới vẫn chưa nhiều và dù có cưới theo hình thức gì vấn nạn phong bì vẫn còn.

Nói với PV, một cán bộ hưu trí từng công tác trong ngành văn hóa cho hay: “Thành phố luôn thực hiện phương châm Hà Nội – Thủ đô của cả nước. Bởi thế Hà Nội phải đi trước về trước trong các phong trào”. Chính vì thế, riêng lĩnh vực cưới xin tôi mong Hà Nội tạo bước đột phá về cưới xin văn minh theo hình thức “đoạn tuyệt” với văn hóa phong bì. Làm điều này không hề đi ngược với văn hóa truyền thống mà thực sự làm sống dậy văn hóa truyền thống. Chỉ cần, Thành ủy Hà Nội ban hành chỉ thị mọi cán bộ, đảng viên khi cưới, tổ chức cưới cho con không được nhận phong bì dưới bất kỳ hình thức nào.

Chỉ thị có hiệu lực, ngay lập tức người cưới cũng sẽ đơn giản hóa thủ tục cưới ngay. Ví dụ thay vì phải bỏ ra hàng trăm triệu cho việc cưới, gia chủ chỉ cần bỏ ra dăm trục triệu tổ chức tiệc cưới nho nhỏ theo xu hướng văn minh. Cưới là nơi chung vui của hai họ và những bạn bè thân thích, chứ cưới không phải là nơi đại tiệc linh đình. Cán bộ hưu trí còn nói rằng, nếu Thành phố phát phiếu thăm dò dư luận thì chắc chắn đa số sẽ ủng hộ chủ trương này.

Những chủ trương, biện pháp để xây dựng Hà Nội văn minh- thanh lịch đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên để Hà Nội thực sự văn minh- thanh lịch xét cả trong yếu tố quy hoạch, kiến trúc đô thị và văn hóa ứng xử nên chăng Thành phố phải tiếp tục tạo ra những bước đột phá như trên.

B. Thoa -H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động