Kỳ 2: Không nên thực dụng hóa
Kỳ 1: Nghệ thuật không có chỗ cho sự dễ dãi | |
"Chào 2018": Bữa tiệc âm nhạc truyền cảm hứng với một dàn sao | |
Người “chở” nhạc lên rừng |
Có nhiều người quan niệm chỉ cần nghe nhạc nào thấy vui thích là được bất chấp loại nhạc đó đến từ đâu và đến bằng cách nào. Có nghĩa là đời sống ca nhạc vốn không có gì bất cập từ góc độ người nghe. Tuy nhiên, sự hỗn tạp của đời sống âm nhạc lại luôn diễn ra mỗi ngày trong cộng đồng thực am hiểu về đời sống âm nhạc ấy. Đặc biệt, từ góc nhìn của mỗi ca nhạc sĩ, mỗi người nghe nhạc có tri thức… đều phải thừa nhận có những sản phẩm âm nhạc ngày nay mang tính công nghiệp, thực dụng cho giải trí nhiều hơn.
Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, nhạc sĩ Đỗ Bảo nhận định: Không thể nói rằng cả thế hệ âm nhạc bây giờ cẩu thả, mà có người cẩu thả, có người không. Có những người đặt tiêu chí giải trí nhiều, nhưng không có nghĩa là làm cẩu thả. Có một khái quát chung đó là giới trẻ, các tác giả trẻ, những người làm âm nhạc vào những năm mở cửa về kinh tế bị áp lực nặng kiếm tiền, hay nói cách khác là đứng trước sức ép lớn của đồng tiền, hoặc làm sai, hoặc làm vội, hoặc là có cách nghĩ thực dụng trong cách làm âm nhạc, họ sẽ áp dụng những cách làm thực dụng.
Những bài hát của cố nhạc sĩ Thanh Tùng luôn lắng sâu, đầy tính nhân văn được công chúng đón nhận. Ảnh Tư liệu |
Tuy nhiên, đây là vấn đề chung của toàn xã hội, chứ không chỉ riêng lĩnh vực âm nhạc. Âm nhạc chỉ chiếm một “dung lượng” rất nhỏ trong đời sống văn hóa của cả xã hội, trong khi cả xã hội còn nhiều vấn đề chi phối. Về khía cạnh chủ quan của những người làm âm nhạc thì như vậy cũng là dễ dãi, nếu chọn cách làm quá thực dụng, chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền để tìm tên tuổi, lợi dụng xu hướng của xã hội để làm lợi cho bản thân thì đó là cách nghĩ tiêu cực, ít nhất là dành cho âm nhạc, và cho giá trị tốt đẹp của âm nhạc. Nó không xứng đáng với những người làm âm nhạc nói chung và những người làm nghề âm nhạc có trình độ và có thái độ tích cực với bộ môn nghệ thuật này nói riêng.
Sự dễ dãi này dù là do họ buộc phải chọn hay chủ động chọn thì cũng đều không tốt. Khi số đông thế hệ trẻ bắt trước nhau, bị áp lực, chọn cách làm thực dụng thì đáng trách và đáng buồn cho nền âm nhạc. Xét cho cùng thì người nghệ sỹ phải khác, nếu cũng giống như những người làm ăn bất chấp lợi nhuận thì đâu phải nghệ sỹ. Là nghệ sỹ thì phải truyền cảm hứng tốt đẹp cho cuộc sống chứ không phải là đua khả năng kiếm tiền, đó không phải là cuộc đua của người nghệ sỹ.
Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, nhạc sĩ Đỗ Bảo nhận định: Không thể nói rằng cả thế hệ âm nhạc bây giờ cẩu thả, mà có người cẩu thả, có người không. Có những người đặt tiêu chí giải trí nhiều, nhưng không có nghĩa là làm cẩu thả. Có một khái quát chung đó là giới trẻ, các tác giả trẻ, những người làm âm nhạc vào những năm mở cửa về kinh tế bị áp lực nặng kiếm tiền, hay nói cách khác là đứng trước sức ép lớn của đồng tiền, hoặc làm sai, hoặc làm vội, hoặc là có cách nghĩ thực dụng trong cách làm âm nhạc, họ sẽ áp dụng những cách làm thực dụng |
Theo nhạc sĩ Đỗ Bảo, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển sâu rộng về công nghệ, trí tuệ nhân tạo đồng nghĩa với việc bảo vệ bản quyền ngày một nghiêm túc hơn. Thế nhưng, trong quy trình sáng tác âm nhạc của Việt Nam, đang diễn ra khá phổ biến ở 3 hình thức: Ghi lại một giai điệu với lời ca của mình bằng điện thoại hay máy ghi âm rồi nhờ hoặc thuê một người ký âm, hòa âm bản nhạc ấy; hát một giai điệu với lời ca mới trên một phần nhạc đệm bất kỳ, kết hợp với một nhạc sĩ hòa âm để hình thành tác phẩm mà ít để lại dấu vết của việc vay mượn từ phần nhạc của người khác; mua những bản beat nhạc (một gói các thành phần, các bè của một sáng tác) sẵn từ các website nước ngoài và sáng tác ca khúc trên những thành phần âm nhạc sẵn có ấy, dù được cho là sáng tác hợp pháp, nhưng chỉ dành cho sáng tác không chuyên, sử dụng như một cách giải trí với âm nhạc, chứ chưa bao giờ phổ biến trong đời sống sáng tạo của tác giả chuyên nghiệp, lại đang được nhiều tác giả Việt Nam vận dụng và cho là chuyên nghiệp để hội nhập với thế giới.
Nhạc sĩ nhận định rằng, một bộ phận người trẻ ngày nay trở nên hướng ngoại và tôn sùng vô điều kiện lối sống ngoại nhập, đến các trào lưu âm nhạc đặc biệt từ Mỹ, Hàn, Trung Quốc, Thái Lan... Và việc các cơ quan quản lý văn hóa, các nghệ sĩ bàng quan để mặc cho hiện tượng này bao trùm đến mức làm lu mờ hầu hết tất cả những địa hạt quan trọng khác của nền âm nhạc… thì có thể nói rằng đời sống ca nhạc hiện nay thật nghèo nàn và hoàn toàn bị thiên lệch đến mức đáng buồn chán.
“Chúng ta hài lòng vì một đời sống âm nhạc có vẻ sôi động ở bề mặt nhưng thật khó hài lòng nếu nó thực ra đã mất chuẩn, không mang những khuôn khổ của đủ đầy nhận thức văn minh” -nhạc sĩ nói.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47