Kính lão trọng thọ: Giá trị trường tồn trong văn hóa Việt Nam
Hồn Việt trong từng nghi thức tri ân mừng thọ Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì? |
Niềm vui của tất cả mọi người
Xuân Ất Tỵ này, niềm vui của hai cụ Lại Văn Kính và Trần Thị Mận (xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) được nhân lên gấp bội khi cả hai cụ mừng thọ 90 tuổi tại xóm; dòng họ và con cháu trong gia đình tổ chức lễ mừng thọ cho hai cụ tại gia đình.
![]() |
Lễ mừng thọ các cụ được con cháu tổ chức trọng thể. |
Hai cụ có tất cả 5 người con, nhưng phần nhiều sống ở xa hoặc đi xa làm ăn công tác, ít có thời gian đại gia đình tụ họp, sum vầy. Năm nay, nhân dịp mừng thọ hai cụ tuổi 90, tất cả con cháu cùng tề tựu đông đủ ở quê hương. Đây không chỉ là ngày mừng thọ của hai cụ mà còn là ngày vui của tất cả con cháu, anh chị em trong gia đình.
Sinh sống tại thành phố Vinh, Nghệ An, cách quê gần 300 km, gia đình anh Toàn và chị Thủy ít có cơ hội về thăm ông bà. Nhân dịp mừng thọ, anh đã đưa cả gia đình về quê để đoàn tụ cùng đại gia đình. Chia sẻ cảm xúc trong ngày ý nghĩa này, anh xúc động nói: "Tôi rất vui vì hai ông bà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn ở độ tuổi này. Vì sống xa quê nên tôi không thể thường xuyên thăm nom và chăm sóc sức khỏe ông bà. Chính vì thế, được về dự lễ mừng thọ hôm nay là niềm hạnh phúc lớn lao đối với tôi. Đây không chỉ là dịp hiếm hoi tôi được đón Tết bên các anh chị, cô dì chú bác mà còn là cơ hội bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn đối với ông bà".
![]() |
Anh Toàn (ngoài cùng bên trái) và mẹ anh (ngoài cùng bên phải) về tham dự lễ mừng thọ ông bà. |
Chia sẻ những cảm xúc khi bước vào độ tuổi được coi là “xưa nay hiếm”, cụ Lại Văn Kính tự hào: “Bước vào tuổi 90, tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì được đông đủ con cháu chắt về dự lễ mừng thọ. Tôi có tất cả 13 chắt rồi. Con cháu chắt trong gia đình nhà tôi luôn hết lòng hết sức chăm sóc cho ông bà mạnh khỏe. Mong mỏi lớn nhất của tôi đến giờ này là sức khỏe sẽ ổn định, con cháu làm ăn ngày càng khấm khớ và bản thân tôi có thể làm được điều gì có ích cho xã hội chứ không để bản thân trở thành gánh nặng xã hội.”
Kính lão, trọng thọ
Phong tục kính lão trọng thọ là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương (Trưởng bộ môn Lịch sử Văn hóa, Khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội) chia sẻ:
“Người Việt Nam mình có truyền thống rất tôn trọng người già. Ngày nay chúng ta có nhiều phương tiện thông tin, nhưng trong xã hội truyền thống trước đây, nhất là với cư dân nông nghiệp, người già thực sự là một kho kinh nghiệm rất quý báu. Việc chúng ta trọng người già còn là trọng vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của họ nữa.
Có rất nhiều phong tục thể hiện sự kính trọng người già và tục mừng thọ là một trong số đó. Trước đây mừng thọ không nhất thiết phải là vào dịp đầu xuân giống như bây giờ. Ngày trước, trong đời sống xã hội, người ta có thể mừng thọ vào nhiều dịp. Mùa xuân, dịp Tết là một trong nhiều dịp, nhưng cũng có thể mừng thọ vào lúc vừa thu hoạch xong, hoặc một ngày nào đó thuận tiện và tập trung đủ con cháu trong nhà, cũng có khi là chờ người đi xa về để có thể tổ chức cho cụ. Việc mừng thọ sẽ còn tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình.
Quà mừng thọ khi xưa cũng có phần khác. Khi xưa nhà nước cũng rất quan tâm đến những bậc cao niên và có quà mừng tuổi cho họ. Phần thưởng của vua có khi chỉ là một tấm lụa đỏ thôi, nhưng thế cũng là đáng quý rồi.
Ngày nay, dịp mừng thọ phổ biến nhất là vào đầu Xuân. Thường các cụ sẽ mừng thọ vào các tuổi chẵn như 70, 75, 80, 85 và hơn thế. Các cơ quan, đoàn thể Nhà nước sẽ có một phần quà và giấy mừng thọ gửi tặng các cụ.”.
Mừng thọ không chỉ là dịp để tôn vinh những bậc cao niên mà còn là cơ hội quý báu để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng những giá trị truyền thống của gia đình, của xã hội. Những buổi lễ mừng thọ đầy ấm cúng khi đại gia đình sum vầy bên nhau không chỉ mang đến niềm vui cho các cụ mà còn thắt chặt tình thân qua nhiều thế hệ. Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, phong tục này vẫn luôn giữ được ý nghĩa sâu sắc, là cầu nối để gìn giữ và lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp của người Việt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Man Utd thắng kịch tính chưa từng có, đoạt vé vào bán kết Europa League

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên, người lao động đối thoại về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn
Tin khác

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô
Văn hóa 15/04/2025 16:17

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 09:42

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm
Văn hóa 14/04/2025 21:03

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội 14/04/2025 16:31

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng
Văn hóa 14/04/2025 09:07