Mừng thọ - phong tục đẹp của người Việt
Lễ mừng thọ - khắc sâu đạo lý "uống nước nhớ nguồn" Nghệ An: Dừng tổ chức Lễ mừng thọ, đến tận nhà thăm hỏi tặng quà, động viên người cao tuổi |
Theo quan niệm dân gian, người có tuổi thọ và gia đình có người cao tuổi là có được phúc lớn trời ban. Vì có phúc nên mới được sống lâu và có con cháu đề huề, mừng thọ chính là mừng cái phúc ấy. Con cháu được mừng thọ ông bà, cha mẹ là được có thêm niềm vui, niềm tự hào.
Ngày xưa, lễ chúc thọ được bắt đầu khi trong gia đình có người từ 60 tuổi trở lên. Ngày nay, khi đời sống ngày một cải thiện, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi ngày càng tốt hơn nên độ tuổi mừng thọ thường được bắt đầu từ 70 tuổi trở lên.
Theo đó, 70 tuổi gọi là chúc thọ, 80 tuổi là thượng thọ, 90 tuổi là thượng thượng thọ và 100 tuổi là bách tuế. Và việc mừng thọ cũng không còn giới hạn trong quy mô gia đình, dòng họ mà được cả xã hội quan tâm.
Ở Nghệ An, thông thường, lễ mừng thọ được bắt đầu từ ngày mùng 4 Tết Nguyên đán tại nhà văn hóa hoặc đình làng theo những nghi thức, phong tục truyền thống của mỗi địa phương. Sau lễ mừng thọ chung thì con, cháu sẽ về tổ chức mừng thọ tại gia đình cho bố mẹ, ông bà.
Có mặt tại Nhà văn hóa xóm Hồng Thái, xã Hưng Thông (Hưng Nguyên, Nghệ An) vào ngày Mùng 4 Tết, dù đã trải qua 3 ngày Tết nhưng không khí tại đây vẫn hết sức nhộn nhịp. Ở xóm Hồng Thái, hằng năm vào ngày Mùng 4 Tết, chính quyền và cán bộ địa phương sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ cao niên.
Lãnh đạo xã Hưng Thông và xóm Hồng Thái trao bằng khen và chúc thọ các cụ trên trăm tuổi. |
Tại lễ mừng thọ, đại diện chính quyền xã Hưng Thông sẽ có mặt chúc mừng các cụ năm mới bình an, mạnh khỏe và tặng quà mừng thọ. Ở nhà văn hóa thôn, Hội Người cao tuổi sẽ tiến hành trao quà và bằng khen cho các cụ. Trong buổi lễ, ông bà sẽ mặc trang phục trang trọng, thường là áo dài màu đỏ hoặc màu vàng tùy mức tuổi thọ.
Sau khi tổ chức nghi lễ mừng thọ ở nhà văn hóa, các gia đình còn tổ chức mừng thọ tại gia đình cho ông bà, bố mẹ. Ông bà được bố trí ngồi nơi trang trọng, con cháu lần lượt đến kính cẩn dâng rượu và đào, kính lễ cha mẹ, ông bà rồi đến tiệc mừng thọ. Con, cháu luôn dành cho bố mẹ, ông bà những lời chúc tốt đẹp, thể hiện niềm tôn kính, hiếu thảo trước công lao sinh thành và dưỡng dục, chăm lo và dạy bảo theo suốt cuộc đời. Và cầu chúc bố mẹ, ông bà sống lâu, sống khỏe để làm chỗ dựa cho con cháu, gia đình. Những lời này có lúc được thêu trên bức trướng, bức tranh hay những vần thơ giàu ý nghĩa.
Với các cụ già, những buổi sum vầy khi con cháu đông đủ, hòa thuận, hiếu thảo như vậy là món quà quý giá nhất đối với những người cao tuổi. Trong lễ này, ngoài con cháu trong gia đình, còn có họ hàng nội ngoại gần xa và khách đến chúc mừng, chứng kiến niềm hạnh phúc của các cụ và con cháu. Truyền thống tốt đẹp này của dân tộc càng làm cho những ngày Xuân thêm phần ấm cúng, vui vẻ và cái Tết thêm phần ý nghĩa hơn.
Quy mô lễ mừng thọ tùy theo điều kiện mỗi gia đình và độ tuổi của các cụ. Thông thường, gia đình có người tròn 80, 90 tuổi… quy mô tổ chức sẽ lớn hơn. Đặc biệt, cụ nào càng thượng thọ, con cháu đề huề và thành đạt, lễ mừng càng long trọng. Tuy nhiên, dẫu quy mô, hình thức có khác nhau ít nhiều, nhưng đều thể hiện được niềm vui của con cháu khi trong gia đình có người sống thọ.
Các cụ tuổi 80 tại Lễ Yến Lão tại xóm Hồng Thái xã Hưng Thông. |
Ông Lê Thanh Hộ (xóm Hồng Thái, xã Hưng Thông) chia sẻ: “Năm nay tôi được con cháu tổ chức mừng thọ 80 tuổi. Điều vui mừng nhất là con cháu ở xa đều về sum vầy đông đủ và nhận được sự quan tâm của địa phương, bà con trong xóm. Đây chính là món quà tinh thần thực sự có ý nghĩa, tạo động lực cho tôi sống vui, sống khỏe”.
Không chỉ riêng ở địa bàn xã Hưng Thông, tục lệ mừng thọ đầu năm cũng được nhiều thôn, làng ở mọi miền đất nước duy trì như Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng…
Chị Bùi Thị Phúc (thôn Hồng Thạch, xã Minh Tân, Thủy Nguyên, Hải Phòng), cho biết, năm nay bà chị mừng thượng thọ 85 tuổi. “Đây là dịp trọng đại đối với con cháu trong nhà nên các anh chị em đã rủ nhau về trước 1 tuần để chuẩn bị lễ mừng thọ cho bà. Hy vọng, bà có thể sống lâu trăm tuổi, cùng con cháu trải qua nhiều lễ mừng thọ long trọng như thế này”, chị Phúc nói...
Việc tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống ở làng quê miền biển. Qua đó, giáo dục cho thế hệ trẻ “Kính già, trọng lão”, “Uống nước nhớ nguồn” và động viên người cao tuổi sống vui, sống khỏe và có ích. Bên cạnh đó, truyền thống này cũng nhân lên những giá trị tinh thần quý báu, trở thành nét văn hóa phong phú trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05