--> -->
Tại huyện Văn Giang (Hưng Yên):

Kinh hoàng với “cát tặc”

“Hô biến” cả một bãi đất bồi rộng lớn thành lòng chảo chỉ trong thời gian ngắn, khiến cuộc sống của người dân bị chao đảo, tính mạng của trẻ em bị đe dọa…  Đó là những gì mà nhóm phóng viên ghi nhận được về việc khai thác cát diễn ra tại xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).
Truy quét nạn “cát tặc” trên sông Ngàn Sâu
Kiểm tra, xử lý “cát tặc” trên tuyến sông Lam
Xử lý nghiêm các vi phạm bến bãi trái phép

Xã Thắng Lợi là vùng đất phì nhiêu, đỏ quạch phù sa, do con sông Hồng bồi đắp bao năm nay đã cho người dân nơi đây cuộc sống sung túc nhờ cây cối tươi tốt. Nhưng cuộc sống yên bình ấy đã bị phá tan, bởi mấy năm nay, những chiếc tàu cuốc, máy hút cát lầm lũi, tàn ác kéo đến “liếm” sạch hết lòng sông, bãi bồi. Những vạt ruộng rau màu xanh mướt, những ruộng ngô đang độ kết bông, ra bắp lần lượt bị trôi tuột xuống sông trước ánh mắt nhìn đau đớn, tiếc của của người dân chất phác hiền lành. Chẳng những vậy, nhiều đứa trẻ do mải chơi, lỡ sa chân đã bị những hố cát sâu hàng chục mét nuốt chửng.

Đứng trong chiếc chòi nhỏ, đưa ánh mắt thâm quầng vì mất ngủ nhiều ngày, chỉ tay về những hố cát lỗ chỗ rộng cả trăm m2, ông Nguyễn Văn Dự bức xúc cho biết: Trước đây, bãi đất này phù sa màu mỡ, cây cối xanh tốt, đem lại cuộc sống ấm no cho biết bao bà con. Nhưng nay, nó đã thành ra hoang tàn, tiêu điều đến buốt ruột. Tất cả là do nhóm “cát tặc” hoành hành.

Cũng theo ông Dự, tình trạng này đã được người dân địa phương phản ánh đến chính quyền địa phương, nhưng không được giải quyết, nên hiện nay, người dân thôn Xâm Hồng, xã Thắng Lợi đành dựng chòi, huy động người ra giữ đất, xua đuổi nhóm “cát tặc”.

Chia sẻ với phóng viên, người dân thôn Xâm Hồng cho biết, người đem máy móc đến đây khai thác cát là ông Trần Đức Tấn - một chủ doanh nghiệp chuyên khai thác cát, đất. Ông Tấn về đây khai thác cát được gần chục năm. Cũng từ ngày đó, cuộc sống người dân nơi đây bị xáo trộn. Không chỉ mất kế sinh nhai, nhiều gia đình còn mất con trong tận cùng nỗi đau. Đứng bên ban thờ đứa con trai kháu khỉnh, vợ chồng anh Triệu Văn Lựa (SN 1969) và chị Cao Thị Hạnh (SN 1975) vẫn không khỏi đau đớn, tủi hờn. Vợ chồng anh Lựa có 4 con, đứa đầu câm điếc bẩm sinh, đứa hai bị u não, được 2 đứa sau (một gái, một trai) lành lặn. Mọi hy vọng tương lai, anh chị đều hy vọng vào 2 đứa út. Nhưng trớ trêu thay, câu con trai út tên Triệu Văn Hiếu (SN 2009), trong một lần theo các bạn ra bãi sông chơi đã bị tuột chân xuống hố cát chết đuối.

Kinh hoàng với “cát tặc”
Tình trạng khai thác cát đã diễn ra ở xã Thắng Lợi trong nhiều năm nay.

Sau cái chết của cháu Hiếu, gia đình anh Lựa và người dân trong thôn yêu cầu ông Tấn phải ký vào biên bản là cháu Hiếu chết tại hố cát do ông Tấn khai thác, nhưng ông Tấn không đồng ý. Sự việc đỉnh điểm kéo dài tận đến 10 giờ sáng hôm sau, công an xã, công an huyện xuống tận nơi xử lý, nhưng cũng không giải quyết được. Chỉ đến khi đích thân Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên xuống chỉ đạo sự việc, thì ông Tấn mới đồng ý.

“Gia đình tôi và người dân không yêu cầu ông Tấn phải chịu trách nhiệm về pháp luật cũng như đền bù tiền bạc, nhưng yêu cầu ông ấy phải có trách nhiệm về việc khai thác cát không có biện pháp an toàn dẫn đến cái chết cho các cháu” - anh Lựa cho biết.

Điều đáng nói, cái chết thương tâm của cháu Hiếu không phải duy nhất. Trước đó, năm 2013, một học sinh lớp 7 ở thôn Dương Thượng cũng đã bị chết đuối khi rơi vào hố nước sâu khu vực khai thác cát này. Ngoài ra, theo những người dân ở thôn Xâm Hồng, còn rất nhiều trẻ em khác đã bị sụt hố nước, nhưng do phát hiện kịp thời, nên không xảy ra chuyện đau lòng.

Không chỉ ngang ngược hoạt động khai thác cát trái phép, gây ra những cái chết thương tâm, những đối tượng “cát tặc” còn không ngại hành hung người dân và lãnh đạo thôn khi họ ra giữ đất. Cụ thể, vào ngày 16.2.2016, ông Nguyễn Đức Tú - trưởng thôn Xâm Hồng - đã bị nhiều đối tượng đánh thương tích. “Hôm đấy, khoảng 11 giờ trưa, nhận được tin báo của nhân dân về việc có một nhóm người khai thác cát trái phép trên địa bàn, tôi tức tốc đến hiện trường để nhắc nhở ông Tấn dừng ngay việc khai thác trái phép. Thay vì chấp hành, ông Tấn hô hoán tôi cướp xe công nông. Cùng với đó một nhóm người nhà của ông Tấn dùng cuốc, xẻng, gậy gộc lao vào tấn công tôi. May mắn, người dân kịp thời có mặt, nên mạng sống của tôi còn giữ được đến hôm nay” – ông Tú kể.

Theo ông Tú, khu vực khai thác cát của ông Tấn đã hết hạn vào ngày 31.11.2015, nhưng không hề có dấu hiệu dừng lại. Ông Tấn vẫn tiếp tục khai thác trái phép, nhưng không hề có bất kỳ sự can thiệp nào của chính quyền địa phương. Chính vì lo sợ nguồn tài nguyên bị mất dần và ảnh hưởng sạt lở, nguy hiểm đến tính mạng, người dân thôn Xâm Hồng phải dựng chòi rồi cắt cử người ra bảo vệ hiện trường.

Cũng theo ông Tú, sau khi ông bị hành hung, thương tích nặng, Công an xã Thắng Lợi đã xuống lập biên bản vụ việc, đồng thời báo cáo lên Công an huyện Văn Giang. Tuy nhiên, cho đến nay, Công an huyện Văn Giang vẫn chưa có kết luận về vụ việc.

Theo ông Tú, khu vực khai thác cát của ông Tấn đã hết hạn vào ngày 31.11.2015, nhưng không hề có dấu hiệu dừng lại. Ông Tấn vẫn tiếp tục khai thác trái phép, nhưng không hề có bất kỳ sự can thiệp nào của chính quyền địa phương. Chính vì lo sợ nguồn tài nguyên bị mất dần và ảnh hưởng sạt lở, nguy hiểm đến tính mạng, người dân thôn Xâm Hồng phải dựng chòi rồi cắt cử người ra bảo vệ hiện trường.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đức Tấn cho biết, nhiều năm trước, UBND xã Thắng Lợi có bán thầu cho ông khai thác cát khu vực bãi bồi bến đò ngang (bãi bồi Xâm Hồng – PV). Theo hợp đồng, mỗi năm ông phải nộp cho UBND xã 142 triệu đồng. “Việc khoán thầu đã được sự thống nhất từ phía UBND, còn việc sử dụng như thế nào thì tùy mục đích của chúng tôi. Cho nên gia đình tôi mới tiến hành khai thác vì xã không can thiệp” – ông Tấn nói.

Bên cạnh việc cho ông Tấn khai thác cát, ngày 31.12.2013, UBND tỉnh Hưng Yên còn cấp giấy phép số 2769/GP-UBND cho Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác khoáng sản Hưng Yên được phép khai thác cát tại mỏ cát xã Thắng Lợi (huyện Văn Giang) với thời hạn 5 năm. Do quá bức xúc với tình trạng sạt lở trước đó, hàng trăm người dân thôn Xâm Hồng đã ra ngăn cản hoạt động nạo vét của tàu thuyền thuộc Công ty này, sau đó tiếp tục gửi đơn kiến nghị lên Trung ương, buộc hoạt động khai thác của công ty nói trên phải tạm dừng hoạt động.

Nhiều người dân ở thôn Xâm Hồng kể lại, không biết có sự trùng hợp hay không, nhưng khi Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác khoáng sản Hưng Yên về đây khai thác cát (năm 2013) thì có rất nhiều người lạ mặt, đầu trọc đi lang thang trong thôn. Trước tình hình đó, nhiều người trong thôn đã dựng lên tấm biển cảnh báo có người lạ xuất hiện theo dọc con đường đi xuống bãi khai thác cát.

Liên quan đến vụ việc, ông Lê Đình Triển - Chủ tịch UBND xã Thắng Lợi - cho biết: Khu vực bãi bồi Xâm Hồng được khoán thầu từ những năm còn là hợp tác xã, mỗi năm bồi ra được tí nào là xã lại bán cho người dân. Bãi đất khoán thầu cho ông Tấn đã qua 2 - 3 đời chủ tịch rồi. Giá thầu mỗi năm là 142 triệu đồng và tháng 11.2015 là hết hạn theo hợp đồng. Tới thời điểm mà UBND tỉnh thu hồi để cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác khoáng sản Hưng Yên thì ông Tấn còn hơn 2 năm nữa...

Tuy nhiên, theo ông Phạm Nam Lượng - Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Hưng Yên - thì UBND cấp xã không được cấp phép hoạt động khai thác cát ở dọc ven sông. Việc cấp phép khai thác khoáng sản chỉ UBND tỉnh mới có đủ thẩm quyền. Việc UBND xã Thắng Lợi bán thầu cho người dân khai thác cát là trái pháp luật.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Tuấn Trung – Quang Khánh

Nên xem

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Chiều 15/5, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) của Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các hoạt động kỷ niệm.
Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ công nhân, người lao động. Phong trào không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hiểu rõ sức khỏe là “vốn quý”, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Đặc biệt, là tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 15/5, Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Luật gia các quận/huyện và Chi hội Luật gia trực thuộc Thành hội.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động