Kiên quyết không để xảy ra cảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm mua hồ sơ ở Hà Nội
Cần những cách làm đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Thủ đô Tránh khủng hoảng tâm lý học đường Hơn 6.000 ý kiến của khối mầm non và phổ thông được gửi về từ các kênh |
Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Nhiều kết quả nổi bật
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, năm học 2022 - 2023, quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Mạng lưới các trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tiếp tục được rà soát, bổ sung. Toàn Thành phố có 2.840 trường mầm non, phổ thông với gần 2,2 triệu học sinh và gần 123 nghìn giáo viên.
Quang cảnh Hội nghị |
Tính đến tháng 6/2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 72,4%. Đến thời điểm này, toàn Thành phố đã công nhận được 23 trường chất lượng cao, trong đó có 17 trường công lập (7 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông) và 6 trường ngoài công lập. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5 ha trở lên trên địa bàn Thành phố.
Đây là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp trung học phổ thông. Các nhà trường đã thực hiện tốt theo đúng hướng dẫn, trong đó có việc tổ chức cho học sinh lựa chọn tổ hợp môn học.
Năm học 2022 - 2023, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hà Nội tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Học sinh Hà Nội giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi với 8 học sinh đạt giải quốc tế; 141 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông. Đặc biệt, Hà Nội còn đứng đầu Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ V; 4/4 dự án thi khoa học kỹ thuật quốc gia đều đoạt giải. Đây là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của các nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường rèn cho học sinh kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tế và chủ động nghiên cứu khoa học.
Bằng nhiều giải pháp thiết thực, trong đó có việc quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu, kém, năm 2023, Hà Nội đã bứt phá về tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông với 99,56% học sinh tốt nghiệp, xếp thứ 16 của cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2022. Hà Nội cũng là 1 trong 4 địa phương đầu tiên trong cả nước được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
“Sự chuyển biến tích cực của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua diễn ra toàn diện trên các mặt, đều khắp ở các cấp học, các nhà trường, cả ở công lập và ngoài công lập; sự đổi mới, hiệu quả của các đơn vị quản lý giáo dục từ sở cho đến các Phòng GD&ĐT và các nhà trường. Kết quả của năm học 2022 - 2023 là những minh chứng rõ nét, ghi nhận và khẳng định sự quyết tâm của toàn ngành trong nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thủ đô”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhận định.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. |
Tập trung xây dựng trường lớp và phát triển đội ngũ nhà giáo
Báo cáo tham luận từ một số đơn vị đã làm rõ hơn những kết quả đạt được cũng như các giải pháp, nhiệm vụ sẽ được tập trung triển khai thời gian tới, trong đó tập trung vào việc xây dựng trường lớp và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Là đơn vị tiêu biểu trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, với 73/79 trường đạt chuẩn (chiếm tỷ lệ 92,4%), đại diện lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết, huyện luôn ưu tiên nguồn lực xây dựng trường học theo hướng đạt chuẩn để tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục. Không chỉ quan tâm đầu tư cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, huyện còn chủ động dành kinh phí cải tạo, nâng cấp các trường trung học phổ thông.
Trong bối cảnh quy mô dân số ngày càng tăng (từ năm 2003 đến nay dân số của huyện tăng từ 18 vạn người lên hơn 30 vạn người), huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng mạng lưới trường, lớp học để đáp ứng tốt hơn nguyện vọng học tập của học sinh.
Đề cập đến giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận chia sẻ, Phòng GD&ĐT quận đã chủ động tham mưu UBND quận ban hành đề án nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên quận Ba Đình giai đoạn 2021 - 2025. Công tác rà soát đội ngũ cán bộ được thực hiện thường xuyên và luân chuyển định kỳ.
Quận cũng tổ chức thi tuyển để chọn cán bộ quản lý, giáo vên giỏi; bảo đảm 100% cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên, trong đó đặc biệt chú trọng bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đội ngũ này được tập trung bồi dưỡng năng lực thiết kế bài giảng và đổi mới phương pháp dạy học; việc dạy học các môn học, hoạt động giáo dục mới (khoa học tự nhiên, tin học - công nghệ, hoạt động trải nghiệm); kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm và năng lực đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh…
Quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành
Ghi nhận, chúc mừng và biểu dương những thành tích ngành Giáo dục Thủ đô đã đạt được trong năm học qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận: Ngành Giáo dục Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong năm học vừa qua, đóng góp ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển giáo dục của Thủ đô và đất nước. Đặc biệt, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của ngành Giáo dục Thủ đô đã đạt được những kết quả rất tích cực.
Năm học mới, ngành Giáo dục Thủ đô cần nỗ lực hơn nữa, ưu tiên thực hiện mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành; triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình; nhân rộng điển hình triển khai Chương trình mới; tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới trường học; đổi mới phương pháp dạy học và quan tâm triển khai văn hoá học đường. Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu ngành Giáo dục Thành phố giải quyết dứt điểm, không được để hiện tượng phụ huynh học sinh phải xếp hàng nộp hồ sơ trong kỳ tuyển sinh năm học tới.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. |
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, thành phố Hà Nội luôn xác định giáo dục là một trong những lĩnh vực cần quan tâm đầu tư. Điều này đã được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, kế hoạch… So với yêu cầu phát triển, giáo dục Thủ đô vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục quan tâm như còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp; sĩ số học sinh/lớp ở một số trường cao hơn quy định; còn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các địa phương…
Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục cần xây dựng kế hoạch chi tiết và các chương trình chuyên đề để thực hiện tốt nhiệm vụ; rà soát quy hoạch, tập trung nguồn lực triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo kế hoạch; thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về giá dịch vụ giáo dục; rà soát, tham mưu thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố các cơ chế chính sách đặc thù…
Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng đề nghị ngành Giáo dục quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Trước mắt, Thành phố đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội tham mưu kế hoạch tổ chức tuyển sinh trực tuyến ở tất cả các loại hình từ năm học 2023 - 2024; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ để nâng chất lượng giáo dục đại trà, giảm dần khoảng cách về chất lượng giữa các nhà trường…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54