Kiểm tra, đảm bảo bán đúng giá thịt lợn ở các chợ truyền thống
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tính đến 3/4 là ngày thứ 3 thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cho người dân. Đồng thời, rà soát các đơn vị đã đăng ký với Sở về dự trữ hàng hóa.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- Trần Thị Phương Lan thông tin tại cuộc họp |
Sở Công Thương cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát về nguồn cung về sản xuất lương thực thực phẩm nhằm cân đối cung cầu. Hiện, Sở đã kết nối với các Sở khu vực phía Bắc như Hải Dương, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La và đảm bảo nguồn cung các mặt hàng rau củ quả dồi dào.
Đối với mặt hàng gạo, lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, riêng Hapro đăng ký dự trữ được 500 nghìn tấn. Ngoài ra, khuyến khích người dân tăng cường tiêu thụ các mặt hàng thủy hải sản như: cá hồi, hàu, ngao, các loại cá miền Tây… (do xuất khẩu giảm và các nhà hàng, khách sạn đóng cửa); qua đó, tạo điều kiện doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Khẳng định nguồn cung hàng hóa về với Hà Nội rất dồi dào, bà Trần Thị Phương Lan lưu ý các doanh nghiệp, trong trường hợp người dân đổ xô đến các siêu thị, phải đảm bảo lưu thông hàng hóa từ kho đến các kệ và gian hàng một cách đầy đủ.
![]() |
Lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, đảm bảo bán đúng giá ở các chợ truyền thống. |
Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng đề xuất cơ quan chức năng địa phương phối hợp kiểm soát tốt hiện tượng này để đảm bảo cung ứng hàng hóa, cũng như bình ổn giá cả trong giai đoạn dịch bệnh; tuyên truyền cho người dân, nâng cao nhận thức không mua hàng dự trữ.
Về hiện tượng một số tiểu thương tự ý nâng giá thịt lợn vào ngày 2/4, bà Lan cho biết, Sở Công Thương đã kịp thời nắm bắt tình hình. Đến sáng 3/4 đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Quản lý thị trường phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo bán đúng giá ở các chợ truyền thống, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.
Đối với lưu thông hàng hóa, Sở Công Thương cũng nhận được một số phản ánh với các doanh nghiệp khi lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh với Hà Nội và ngược lại có tình trạng bị kiểm soát xe và phải dừng lại nhiều tiếng.
Sở Công Thương đã báo cáo với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố để đề xuất Bộ Giao thông- Vận tải, Bộ Công an đề nghị chỉ đạo các UBND các tỉnh thành phố, thống nhất phương thức triển khai thực hiện theo đúng Chỉ thị của Thủ tướng và đảm bảo hàng hóa thiết yếu được lưu thông bình thường…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Hà Nội: Danh sách phương tiện bị "phạt nguội" mới nhất tháng 4/2025

Kiên quyết không để phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường

Tri ân cán bộ Công đoàn nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn quận

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác
Tin khác

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống
Sự kiện 13/05/2025 17:33

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ
Tin mới 13/05/2025 15:28

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Sự kiện 13/05/2025 15:21

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025
Tin mới 13/05/2025 14:13

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng
Sự kiện 13/05/2025 11:24

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống
Infographic 13/05/2025 11:18

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời
Sự kiện 13/05/2025 09:44

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Tin mới 13/05/2025 06:21

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục
Tin mới 13/05/2025 06:00

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9
Tin mới 12/05/2025 22:31