--> -->

Kiểm soát việc mua bán axit công khai: Không lẽ bó tay?

Chỉ cần bỏ ra mấy chục nghìn đồng, ai cũng có thể mua cho mình một lượng axit để phục vụ cho mục đích cá nhân, trong đó phần lớn là những hành vi thanh toán, trả thù lẫn nhau… Điều đáng nói, thời điểm hiện tại, tình trạng mua bán axit công khai vẫn đang diễn ra mà không có sự quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan chức năng.
kiem soat viec mua ban axit cong khai khong le bo tay Kinh hoàng di chứng bỏng do tạt axit
kiem soat viec mua ban axit cong khai khong le bo tay Vấn nạn giải quyết mâu thuẫn bằng axít: Cần xử lý cả người bán

Mua axit… vào 14h

Dù Luật Hóa chất ra đời đã nhiều năm và Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định cụ thể về nội dung ghi phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc, nhưng thực tế axit đang được bán một cách công khai ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội. Chúng được bán nhiều và rẻ đến nỗi không ít người ví mua hóa chất độc hại dễ như mua rau cỏ.

Trong vai những khách hàng đi tìm mối mua axit, phóng viên đã tiếp cận một số cửa hàng có giao dịch mua bán hóa chất này tại khu phố Phương Mai (phường Phương Mai, quận Đống Đa), một trong những khu vực chuyên buôn bán  thuốc, hóa chất và thiết bị y tế ở Hà Nội. Khi biết nhu cầu cần mua axit của chúng tôi, các chủ cửa hàng đều rất xởi lởi và thoải mái trong việc bán loại hóa chất này.

kiem soat viec mua ban axit cong khai khong le bo tay
Axit - Ảnh minh họa.

Đặc biệt, có một “quy tắc” riêng trong giao dịch này, đó là quy tắc “ báo giá 14 giờ chiều”. Tại các cửa hàng này thường không bày bán và dự trữ sẵn axit, chỉ khi có khách đến giao dịch thì chủ cửa hàng mới liên hệ đến “mối” để lấy hàng.  

Chúng tôi đã liên hệ với hai cửa hàng để hỏi mua axit. Nhân viên bán hàng đề nghị phóng viên để lại số điện thoại và hẹn đúng 14 giờ chiều sẽ báo lại chi tiết giá cả, số lượng hàng bán. Quả nhiên, đúng chuẩn 14 giờ chiều, hai số điện thoại từ hai cửa hàng đều đồng loạt gọi điện đến số máy mà phóng viên đã để lại, thông báo mỗi lít axit đậm đặc không pha chế có giá là 70.000 đồng, nếu lấy nhiều thì sẽ được giảm giá.

Qua tìm hiểu ở Hà Nội, tình trạng mua bán axit còn diễn ra công khai tại các phố như Hàng Hòm, Lê Thánh Tông…

Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ

Để xóa sổ các cơ sở kinh doanh hóa chát nhỏ lẻ, theo ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng cục Hóa chất, Bộ Công Thương: Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý axit đã được quan tâm từ lâu. Cuối năm 2007, Luật Hóa chất được ban hành, trong đó, axít chính thức được đưa vào quản lý.

Khoảng 10h30 ngày 30.3.2016, hai nữ sinh viên khoảng 20 tuổi chở nhau trên xe máy mang BKS tỉnh Bình Thuận lưu thông trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp, TP HCM) theo hướng đi cầu vượt Quang Trung thì bị hai thanh niên chạy xe máy từ phía sau vượt lên tạt một loại chất lỏng được cho là axit vào mặt cô gái điều khiển xe máy.

Gây án xong, hai nam thanh niên nhanh chóng rồ ga bỏ chạy. Ngay sau đó nữ sinh đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên các bác sĩ cho biết do tổn thương quá nặng bởi axit nên mắt của nữ sinh này không thể phục hồi được.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2008/NĐ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Nghị định 108 đã phân loại hóa chất axít ra gần 30 loại, và “liệt” hóa chất này vào danh mục hóa chất phải khai báo khi lưu thông trên thị trường, vì hóa chất axít có đặc tính độc hại lớn. Bộ Công Thương ban hành tiếp Thông tư số 28/2010/TT quy định cụ thể về nội dung ghi phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc.

Thông tư này quy định rõ, khi mua, bán hóa chất độc, bên bán và bên mua đều phải ghi rõ trong phiếu kiểm soát: Họ tên người bán (người mua); địa chỉ; số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; điện thoại; thông tin hóa chất… Tuy nhiên dường như những văn bản trên chưa được thực hiện đồng bộ trên thực tế.

Nhìn dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trịnh Nam Ninh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: “Hiện nay quy định đã đầy đủ thì phải thực thi tốt, mấu chốt là khâu đưa axit ra thị trường. Các cơ sở buôn bán axit cần được kiểm tra chặt chẽ, phải thực hiện chế độ theo dõi người mua, lưu giữ các thông tin về người mua axit.

Trong đó, chỉ được bán cho người đủ 18 tuổi, có đầy đủ giấy tờ về số lượng axit nhập vào và bán ra hàng tháng… Mặt khác, người mua axit cũng cần phải nêu rõ mục đích sử dụng, mục đích này phải hợp pháp, trong một số trường hợp phải xuất trình được giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng, xuất trình chứng minh nhân dân và làm cam kết về mục đích sử dụng là hợp pháp khi thực hiện giao dịch mua bán axit”.

Về phía cơ quan quản lý thị trường với tư cách là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước cần kiểm tra phát hiện và nhanh chóng xử phạt các trường hợp buôn bán axit trái phép. Nếu phát hiện có yếu tố tội phạm cần gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, khởi tố hình sự.

T.Thủy – H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dứa dại và những ngày xanh

Dứa dại và những ngày xanh

Không ai trồng chúng. Cũng không ai gọi tên. Càng không ai có thể nhớ nổi lần đầu tiên bắt gặp một bụi dứa dại là khi nào. Vậy mà bất chợt trong ký ức, chúng hiện lên rõ ràng như thể cả thời thơ ấu đã lặng lẽ trôi qua dưới những tán lá gai góc của loài cây chẳng ai buồn chăm bón, cũng không ai nghĩ sẽ có ngày nhớ đến.
TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của những ngày tháng 5 lịch sử chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, ngày 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025 nhằm tôn vinh, khen thưởng những công nhân lao động đã nỗ lực, vượt khó đạt được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 đề cập trong công văn gửi các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP.HCM tuyên truyền quy định kinh doanh và mua bán vàng, ban hành chiều tối 14/5.
Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Trận chung kết lượt đi Shopee Cup 2024/25 giữa Công an Hà Nội (CAHN) và Buriram United diễn ra tối 14/5 tại sân Hàng Đẫy đã khép lại với tỷ số hòa 2-2, trong thế trận đôi công rực lửa đúng chất một cuộc đại chiến Đông Nam Á.
Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Trong khuôn khổ Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025, sáng 15/5, Đoàn cán bộ Công đoàn và 100 “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Trong trận chung kết Coppa Italia diễn ra rạng sáng ngày 15/5 tại sân Olimpico, Bologna đã tạo nên cột mốc lịch sử khi đánh bại AC Milan với tỷ số tối thiểu 1-0, qua đó giành chức vô địch Coppa Italia lần đầu tiên kể từ năm 1974. Người hùng của trận đấu là Dan Ndoye, với bàn thắng duy nhất ở phút 53, giúp đội bóng xứ Emilia khép lại hành trình kỳ diệu một cách trọn vẹn.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

Tập 25 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc với những diễn biến đầy kịch tính và những bí mật được hé lộ.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động