Kiếm lời vài triệu đồng mỗi ngày nhờ bán “sinh tố đường phố”
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nước ép hoa quả giá rẻ tràn chợ, bán cả lít vừa uống vừa lo |
Thu lãi vài triệu đồng
Với nhiều người sinh sống tại Hà Nội, sinh tố đường phố đã trở thành một loại thức uống quen thuộc, là nước giải khát tiện lợi, dành cho tất cả các mùa trong năm. Xe đẩy bán sinh tố dễ dàng bắt gặp ở khắp mọi nơi trên phố Hà Nội.
Các xe đẩy bán thức uống làm từ trái cây với đầy đủ các loại quả từ xoài, cam, bưởi, bơ, dưa hấu, dứa đến dâu tây, việt quất, vải, nho,... Hầu như không thiếu một loại trái gì được ghi trên thực đơn cố định. Đáng chú ý, giá của mỗi cốc sinh tố hay nước ép đều rất rẻ, chỉ từ 10 đến 30 nghìn đồng.
Đặc biệt hơn cả, trái cây tươi được chế biến trực tiếp trước mắt khách hàng, đem lại cảm giác an tâm cho người tiêu dùng. Với sự tiện ích vốn có, sinh tố đường phố được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là với giới trẻ.
Những cốc sinh tố đường phố được chế biến từ đa dạng các loại trái cây tươi với giá chỉ từ 10 đến 30 nghìn đồng/cốc. |
Mở bán từ 5 giờ chiều đến 1 giờ đêm, mỗi ngày, anh Phạm Văn Hảo bán được vài trăm cốc sinh tố đủ các loại. Anh Hảo chọn đường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm là địa điểm bán hàng của mình, vì nơi đây luôn có lưu lượng người tham gia giao thông đông đúc.
Ngày nào anh Hảo cũng đẩy xe sinh tố đi bán, rồi lại đẩy xe về nhà trọ mà anh thuê gần đó. Anh kể: "Mùa hè bán được rất nhiều, số tiền thu nhập vào khoảng 15 đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Đến mùa đông bán được ít hơn, trung bình chỉ 8 đến 10 triệu đồng. Một tối rảnh rỗi nhất tôi cũng bán được hơn 50 cốc; những đợt nắng nóng cao điểm có nhiều khách mua, bán được gần 3 triệu đồng một ngày tính cả gốc lẫn lãi."
Để phục vụ cho việc bán hàng được thuận tiện, chủ của các xe đẩy sinh tố thường chọn những khu vực có nhiều sinh viên, các cổng trường học hoặc khu vực có chung cư cao tầng. Chị Đào Thị Nga cũng vậy, chiếc xe đẩy của chị đã dùng hơn 3 năm nay nằm ngay tại ngõ 10 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, là một địa điểm dễ dàng nhìn thấy mỗi khi dừng đèn đỏ, và cũng thuận tiện cho việc ghé qua thưởng thức các món ăn khác của ẩm thực đường phố.
Chị Nga từng ao ước rằng mình sẽ có một cửa hàng thật lớn, nhưng đợt dịch bệnh vừa qua, mong muốn của chị vẫn chưa trở thành hiện thực. Từ 3 giờ chiều, chị Nga đã đẩy xe lên khu vực bán hàng quen thuộc, chị nói: "Một ngày bán được gần 100 cốc là chuyện rất bình thường. Bán được nhiều được dư ra khoảng 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng; mùa hè bán thích nhất, thu được từ 1,5 đến 2 triệu đồng chỉ tính nguyên tiền lãi. Tháng thấp nhất tôi thu về được khoảng 20 triệu đồng, nhưng đợt này bán kém hơn nhiều."
Người ta thường nghĩ, công việc đẩy xe hàng bán nước trái cây là một nghề tay trái, nhưng với anh Bùi Minh Quang lại khác. Xe đẩy của anh Quang bán từ 7 giờ sáng đến 9 giờ đêm, nằm ngay cạnh cổng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Anh tâm sự: “Nhà tôi gần đây, tôi cũng đã bán được 7 năm và là công việc chính của tôi. Dạo này bán chậm, nếu nói về bình quân lãi mỗi tháng thì được khoảng 8 đến 9 triệu, tích lũy từ 200 hoặc hơn 300 nghìn đồng một ngày.
Dịch Covid-19 lâu quá, nên không có sinh viên, nguồn thu giảm đi khá nhiều. Nếu như được bán ở các vỉa hè mặt phố hoặc ngã tư đường thì tôi nghĩ sẽ bán được nhiều hàng hơn nữa, nhưng làm như vậy là sai quy định nên cũng không dám đẩy xe lên các điểm đó.”
Hàng ngày, những xe đẩy sinh tố đường phố thường xuất hiện vào cuối giờ chiều và bán đến gần đêm. |
Tuy nhiên giống như anh Quang, chị Nga và anh Hảo, chủ của các xe đẩy sinh tố đều cho rằng công việc của họ hiện đang không có thu nhập ổn định, do phụ thuộc rất lớn vào khách hàng là học sinh, sinh viên; trong thời điểm hiện tại các trường học tại thành phố chưa được mở cửa trở lại. Cùng với đó, việc vất vả nhất là đi mua trái cây ngoài chợ, có ngày phải đèo về cả trăm cân. Đêm đông khách thì làm việc liên tục để trả hàng; bán xong lại dọn đồ trước khi bước vào một ngày làm việc mới.
Cũng dễ hiểu về việc bán sinh tố bằng các xe đẩy có thể kiếm lời cả chục triệu đồng mỗi tháng, vì không tốn phí mặt bằng. Các chủ quán sinh tố này thường mua trái cây trực tiếp từ ngoài chợ với giá sỉ lẻ, rất rẻ. Bên cạnh đó, phương thức kinh doanh này còn mang tính di động cao, di chuyển được ở bất cứ đâu, miễn là không gây mất trật tự và an toàn giao thông công cộng.
Giá rẻ, thuận tiện với người mua
Thức uống trái cây từ những chiếc xe đẩy thường được đựng trong cốc nhựa không màu. Một ngày, mỗi xe có cả hàng trăm lượt khách đến mua, lượng trái cây được tiêu thụ với số lượng lớn. Chủ của các xe đều biết tận dụng những nơi đông đúc để bán. Menu biển hiệu trên các xe thiết kế rất sặc sỡ, bắt mắt, có ánh đèn sáng, gây sự chú ý cho người đi đường.
Là thức uống quen thuộc hàng ngày, chị Trần Thu Hiền (Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Đi trên một cung đường, tôi thi thoảng sẽ nhìn về bên tay phải hoặc bên tay trái, những quán nước ép thường có mặt ở gần khu vực đèn đỏ. Hàng ngày tôi đi trên vỉa hè, tôi sẽ chọn những con đường quen và đi qua mấy quán nước ép. Dần dần hình ảnh các quán nước ép xuất hiện nhiều trong tôi và tôi bắt đầu có cảm giác muốn được thử uống. Tôi thấy rất thích hợp khi vừa ăn bánh mì xiên nướng, vừa uống thêm một cốc nước sinh tố vỉa hè.
Sau mỗi lần uống sinh tố đường phố, tôi cảm thấy giá cho một cốc này rất rẻ và hợp lý. Ở gần các cổng trường đại học, tôi thấy rất đông học sinh sinh viên mua, có cả những người lớn tuổi cũng đến mua sinh tố. Bản thân tôi cũng nhận thấy dù là cốc nhựa dùng một lần, nhưng sinh tố đường phố đem lại cho tôi cảm giác sạch sẽ, vị cũng nó khá ngon!”
Xe đẩy bán sinh tố đường phố được trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị xay, ép, phục vụ theo nhu cầu của từng khách hàng. |
Mỗi lần đi làm về, anh Lù Mạnh Dũng (Hà Đông, Hà Nội) lại ghé qua các quán sinh tố đường phố để mua một vài cốc nước đem về nhà, anh chia sẻ: “Tôi cảm thấy các loại nước ép, sinh tố này có vẻ tốt hơn nước ngọt đóng chai, vì nó được làm trực tiếp từ trái cây. Giá thì rẻ, thời gian chờ đợi khi mua hàng không lâu, lần nào tôi cũng xách 5 cốc về nhà cho cả gia đình uống.”
Theo lời kể của chị Đào Thị Nga - chủ của một xe đẩy sinh tố, các loại trái cây chị mua, phần lớn được sử dụng hết trong ngày. Chị thường nhờ người nhà đem trái cây đã gọt sẵn được cấp lạnh ra cho chị bán. Chị cũng tâm sự: “Đặc thù của sinh tố hay nước ép là trái cây phải tươi, nên không thể sử dụng các loại trái bị hỏng được. Nếu như trái cây có vấn đề, vị của nước ép sẽ trở nên khác lạ và ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người mua cũng như uy tín của người bán.”
Những xe đẩy bán sinh tố đã dần trở nên quen thuộc đối với người dân Hà Nội. Với giá cả rẻ, hương vị thơm ngon, dễ dàng mang đi, thức uống này ngày càng được nhiều người yêu thích.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24